Cho oxit A tác dụng với nước tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 g/mol, trong A có 2 nguyên tử nitơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho oxit A tác dụng với nước tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 g/mol, trong A có 2 nguyên tử nitơ.


Đáp án:

Trong A có 2 nguyên tử nitơ ⇒ gọi công thức của A có dạng N2On

Theo đầu bài: MA = 108 g/mol ⇒ 14.2 + 16.n = 108 ⇒ n = 5.

Vậy công thức hóa học của A là: N2O5

N2O5 + H2O → 2HNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là


Đáp án:

2H2O2 -MnO2→ O2 + 2H2O

nO2 = 1,5.10-4(mol) ⇒ nH2O2 = 3.10-4

Tốc độ của chất phản ứng tính theo H2O2 là: 

Xem đáp án và giải thích
phản ứng oxi hóa – khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

  • Câu B. H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O

  • Câu C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

  • Câu D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hết 0,2 mol khí CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3 thu được 100 ml dung dịch X. Lấy 50 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Mặt khác, khi lấy 50 ml dung dịch X cho từ từ vào 150 ml dung dịch HCl 1M thu được 0,12 mol khí CO2 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hết 0,2 mol khí CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3 thu được 100 ml dung dịch X. Lấy 50 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. Mặt khác, khi lấy 50 ml dung dịch X cho từ từ vào 150 ml dung dịch HCl 1M thu được 0,12 mol khí CO2 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y là


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?


Đáp án:

– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Axit H2SO4 và HNOtan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó  H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là anđehit? Viết công thức cấu tạo của các anđehit có công thức phân tử C4H8O và gọi tên chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là anđehit? Viết công thức cấu tạo của các anđehit có công thức phân tử C4H8O và gọi tên chúng.


Đáp án:

- Định nghĩa anđehit: Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon(1) hoặc nguyên tử hiđro.

((1): Nguyên tử cacbon này có thể của gốc hiđrocacbon hoặc của nhóm -CHO khác.)

- CTCT của anđehit có công thức phân tử C4H8O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…