Dẫn không khí bị ô nhiễm qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn bởi khí nào 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn không khí bị ô nhiễm qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn bởi khí nào 


Đáp án:

Khí  H2S

Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chuẩn độ 20ml dung dịch HCl aM bằng dung dịch NaOH 0,5M cần dùng hết 11ml. Gía trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chuẩn độ 20ml dung dịch HCl aM bằng dung dịch NaOH 0,5M cần dùng hết 11ml. Gía trị của a là bao nhiêu?


Đáp án:

nH+ = nOH- = 0,5. 0,011 = 0,055 mol

⇒ a = 0,055:0,02 = 0,275M

Xem đáp án và giải thích
Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết


Đáp án:
  • Câu A. số khối A. 

  • Câu B. số hiệu nguyên tử Z

  • Câu C. nguyên tử khối của nguyên tử.

  • Câu D. số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a) Chưng cất dựa trên sự khác nhau về thành phần của hỗn hợp lỏng so với … tạo thành khi … hỗn hợp đó lỏng. A. Hỗn hợp rắn B. Hỗn hợp hơi C. đun nóng D. đun sôi b) Người ta thường sử dụng Phương pháp chưng cất đối với các chất có … khác nhau. Chiết dựa vào sự khác nhau về … của các chất. A. Độ tan B. nhiệt độ nóng chảy C. nhiệt độ sôi D. thành phần c) Người ta thường sử dụng Phương pháp chiết tách các chất lỏng … hoặc tách chất … ra khỏi chất rắn … A. Độ tan B. không tan C. bay hơi D. không trộn lẫn vào nhau d) Tinh chế chất rắn bằng cách kết tinh trong dung môi dựa vào … theo nhiệt độ. A. Sự thay đổi tỉ khối B. sự kết tinh C. sự thăng hoa D. sự thay đổi độ tan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Chưng cất dựa trên sự khác nhau về thành phần của hỗn hợp lỏng so với … tạo thành khi … hỗn hợp đó lỏng.

A. Hỗn hợp rắn

B. Hỗn hợp hơi

C. đun nóng

D. đun sôi

b) Người ta thường sử dụng Phương pháp chưng cất đối với các chất có … khác nhau. Chiết dựa vào sự khác nhau về … của các chất.

A. Độ tan

B. nhiệt độ nóng chảy

C. nhiệt độ sôi

D. thành phần

c) Người ta thường sử dụng Phương pháp chiết tách các chất lỏng … hoặc tách chất … ra khỏi chất rắn …

A. Độ tan

B. không tan

C. bay hơi

D. không trộn lẫn vào nhau

d) Tinh chế chất rắn bằng cách kết tinh trong dung môi dựa vào … theo nhiệt độ.

A. Sự thay đổi tỉ khối

B. sự kết tinh

C. sự thăng hoa

D. sự thay đổi độ tan.


Đáp án:

a) B, D

b) C; A

c) D; C ; B.

d) D

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau: a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa. b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:

a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.

b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.


Đáp án:

a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.

Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:

Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.

Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và và CH3COONa

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.

CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-

CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-

b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.

Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.

- Cho nước brom vào các mẫu thử:

+ Xuất hiện kết tủa trắng là của C6H5NH2.

PT: C6H5NH2 + Br2 → C6H2(NH2)Br3 + 3HBr

+ Mất màu dung dịch Br2 là CH3-CHO.

CH3-CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

- Dùng Cu(OH)2 cho vào 2 mẫu thử còn lại

+ nhận biết được glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

+ Còn lại là: CH3-CH(NH2)-COOH

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Eo (Zn2+/Zn ). Biết rằng EpđhoZn-Cu = 1,10 V và Eo (Cu2+/Cu ) = +0,34 V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử Eo (Zn2+/Zn ). Biết rằng EpđhoZn-Cu = 1,10 V và Eo (Cu2+/Cu ) = +0,34 V


Đáp án:

Epđho = EoCu2+/Cu - EoZn2+/Zn = +1,1 V ⇒ EoZn2+/Zn = +0,34 – 1,1 = -0,76 V

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…