Câu hỏi hoá học

Các câu hỏi phổ biến về phương trình và chất hóa học

Tin tức thú vị

Các câu hỏi bài tập hoá học mới nhất

Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.



Đáp án:

- Mẩu phenol hầu như không đổi vì phenol rất ít tan trong nước ở điều kiện thường.

- Khi thêm dd natri hiđroxit, phenol “ tan” là do đã phản ứng với natri hiđroxit tạo ra muối natri phenolat tan trong nước :

 

-Khi cho khí cacbonic sục vào dd thấy vẩn đục là do phản ứng :

 

Phenol là một axit rất yếu, nó bị axit cacbonic ( cũng là một axit yếu) đẩy ra khỏi dd muối




Xem đáp án và giải thích
Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol nCO2:nH2O=3:4. Tìm công thức phân tử của 3 ancol
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ba ancol A, B, C mạch hở, không phải là đồng phân của nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra  và  theo tỉ lệ số mol . Tìm công thức phân tử của 3 ancol





Đáp án:

Công thức phân tử của ancol A : 

Khi đốt cháy A

Ta có a : b =3 : 8 , A có công thức 

Tương tự ta có CTPT của B và C là  và 

Các ancol đều no, mạch hở có dạng 

Vì chúng không phải đồng phân của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng của nhau, nên chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Cụ thế




Xem đáp án và giải thích
Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O. a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện to và p. b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan. c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước:

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O.

a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện to và p.

b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan.

c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?


Đáp án:

a) Theo phương trình hóa học, ta thấy nếu đốt cháy hết 1 mol phân tử khí CH4 thì phải cần 2 mol phân tử khí O2. Do đó thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí metan là:

VO2 = 2 . 2 = 4 lít.

b) Theo phương trình phản ứng, khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan thì cũng sinh ra 0,15 mol khí cacbon đioxit. Do đó thể tích khí CO2 thu được là:

VCO2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lít.

c) Tỉ khối của khí metan và không khí là: dCH4/KK = 16/29 = 0,55

Vậy khí metan nhẹ hơn không khí 0,55.

Xem đáp án và giải thích
Có phương trình hóa học sau: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư. b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư.

b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.


Đáp án:

a) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng nCaCO3= 10/100 = 0,1 mol.

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

Theo phương trình hóa học, ta có: nCaCl2= nCaCO3 = 0,1 mol.

Khối lượng của canxi clorua tham gia phản ứng: mCaCl2 = 0,1 . (40 + 71) = 11,1 g.

b) Số mol canxi cacbonat tham gia phản ứng: nCaCO3= 5/100 = 0,05 mol.

Theo phương trình hóa học, ta có: nCO2= nCaCO3 = 0,05 mol.

Thể tích khí CO2 ở điều kiện phòng là: VCO2 = 24 . 0,05 = 1,2 lít.

Xem đáp án và giải thích
Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Em hãy cho biết: a) Khối lượng mol của chất đã cho. b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất.
- Tự luận
Câu hỏi:

Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Em hãy cho biết:

a) Khối lượng mol của chất đã cho.

b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất.


Đáp án:

a) MK2CO3 = 39.2 + 12 + 16.3 = 138 (g)

b)

%K = (39.2.100%)/138 = 56,5%

%C =(12.100%)/138 = 8,7%

=> %O = 34,8%

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp với 3g oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2g lưu huỳnh kết hợp với 3g oxi.


Đáp án:

Số mol của nguyên tử lưu huỳnh là: nS = 2/32 = 1/16 mol

Số mol của nguyên tử oxi là: nO = 3/16 mol

Ta có: nS : nO = 1/16 : 3/16 = 1:3

⇒ Trong một phân tử lưu huỳnh trioxit có 1 nguyên tử S và có 3 nguyên tử O.

Vậy công thức hóa học đơn giản nhất của oxit lưu huỳnh là SO3.

Xem đáp án và giải thích
a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học. b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol O2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất? c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học.

b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol O2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất?

c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng:

2CO + O2 → 2CO2

b) Theo phương trình: nO2 = 0,5nCO = 0,5.20 = 10 mol

c) Hoàn chỉnh bảng

Thời điểm t1 nCO còn 15mol ⇒ nCO đã phản ứng = 20 - 15= 5mol

Theo pt nCO2 = nCO(pư) = 5 mol

nO2 pu = 0,5nCO pu = 0,5.5 = 2,5 mol

⇒ nO2 còn lại = 10 - 2,5 = 7,5 mol

Tương tự tính thời điểm t2 và thời điểm t3 ta được số liệu sau:

  Số mol
Các thời điểm Các chất phản ứng Sản phẩm
CO O2 CO2
Thời điểm ban đầu t0 20 10 0
Thời điểm t1 15 7,5 5
Thời điểm t2 3 1,5 17
Thời điểm kết thúc t3 0 0 20

Xem đáp án và giải thích
Có phương trình hóa học sau: CaCO3 → CaO + CO2. a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO? b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3? c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc). d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 → CaO + CO2.

a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO?

b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?

c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc).

d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.


Đáp án:

Phương trình hóa học CaCO3 → CaO + CO2.

a) nCaO = 0,2 mol.

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,2 (mol)

b) nCaO = 0,125 (mol)

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,125 (mol)

mCaCO3 = M.n = 100.0,125 = 12,5 (g)

c) Theo PTHH thì nCO2 = nCaCO3 = 3,5 (mol)

VCO2 = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4 (lít)

d) nCO2 = 0,6 (mol)

Theo PTHH nCaO = nCaCO3 = nCO2 = 0,6 (mol)

mCaCO3 = n.M = 0,6.100 = 60 (g)

mCaO = n.M = 0,6.56 = 33,6 (g)

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho đó là lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2. a) Viết phương trình hóa học của lưu huỳnh cháy trong không khí. b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6g. Hãy tìm. -Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc. -Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho đó là lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2.

a) Viết phương trình hóa học của lưu huỳnh cháy trong không khí.

b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6g. Hãy tìm.

-Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc.

-Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.


Đáp án:

a) S + O2 --t0--> SO2

b) nS =0,05 mol.

Theo phương trình trên, ta có:

    nSO2 = nS = nO2 = 0,05 mol.

⇒ VSO2 = 0,05 .22,4 = 1,12 l.

⇒ VO2 = 22,4.0,05 = 1,12 l

Vì khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí nên thể tích không khí cần là

⇒ Vkk = 5VO2 = 5.1,12 = 5,6 l

Xem đáp án và giải thích
Sắt tác dụng với axit clohiđric : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑. Nếu có 2,8g sắt tham gia phản ứng em hãy tìm: a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc. b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sắt tác dụng với axit clohiđric : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

Nếu có 2,8g sắt tham gia phản ứng em hãy tìm:

a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.


Đáp án:

nFe = 0,05mol

Sắt tác dụng với axit clohiđric : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

                                                 0,05      ?                        ?

Theo pt: nH2 = nFe = 0,05 (mol)

VH2 = 22,4.n = 22,4.0,05 = 1,12 (l)

b) nHCl = 2.nFe = 2. 0,05 = 0,1 (mol)

mHCl = M.n = 0,1.36,5 = 3,65 (g)

Xem đáp án và giải thích

Câu hỏi về chất hóa học

Chất (CH3COO)2Ca tên là gì ? Chất (NH2)2CO tên là gì ? Chất (NH4)2CO3 tên là gì ? Chất (NH4)2Cr2O7 tên là gì ? Chất (NH4)2SO4 tên là gì ? Chất (NH4)3PO4 tên là gì ? Chất Ag tên là gì ? Chất Ag2O tên là gì ? Chất AgBr tên là gì ? Chất AgCl tên là gì ?

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Chất AgNO3 tên là gì ? Chất AgOH tên là gì ? Chất Al tên là gì ? Chất Al(OH)3 tên là gì ? Chất Al2(CO3)3 tên là gì ? Chất Al2(SO4)3 tên là gì ? Chất Al2O3 tên là gì ? Chất Al2S3 tên là gì ? Chất AlCl3 tên là gì ? Chất AlN tên là gì ? Chất Au tên là gì ? Chất Ba(NO3)2 tên là gì ? Chất BaCl2 tên là gì ? Chất BaO tên là gì ? Chất Br2 tên là gì ? Chất C tên là gì ? Chất C2H2 tên là gì ? Chất C2H4 tên là gì ? Chất C2H4Br2 tên là gì ? Chất C2H5OH tên là gì ? Chất C2H6 tên là gì ? Chất C4H6 tên là gì ? Chất CH3CH=CHCH3 tên là gì ? Chất C6H12O6 tên là gì ? Chất C6H5Cl tên là gì ? Chất C6H5NH2 tên là gì ? Chất C6H5NH3Cl tên là gì ? Chất C6H5OH tên là gì ? Chất C6H5ONa tên là gì ? Chất C6H6 tên là gì ? Chất Ca tên là gì ? Chất Ca(H2PO4)2 tên là gì ? Chất Ca(HCO3)2 tên là gì ? Chất Ca(NO3)2 tên là gì ? Chất Ca(OH)2 tên là gì ? Chất Ca3(PO4)2 tên là gì ? Chất Ca3N2 tên là gì ? Chất Ca3P2 tên là gì ? Chất CaC2 tên là gì ? Chất CaCO3 tên là gì ?

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…