Có phương trình hóa học sau: CaCO3 → CaO + CO2. a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO? b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3? c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc). d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 → CaO + CO2.

a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO?

b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?

c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc).

d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.


Đáp án:

Phương trình hóa học CaCO3 → CaO + CO2.

a) nCaO = 0,2 mol.

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,2 (mol)

b) nCaO = 0,125 (mol)

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,125 (mol)

mCaCO3 = M.n = 100.0,125 = 12,5 (g)

c) Theo PTHH thì nCO2 = nCaCO3 = 3,5 (mol)

VCO2 = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4 (lít)

d) nCO2 = 0,6 (mol)

Theo PTHH nCaO = nCaCO3 = nCO2 = 0,6 (mol)

mCaCO3 = n.M = 0,6.100 = 60 (g)

mCaO = n.M = 0,6.56 = 33,6 (g)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Theo quy định của Bộ Y tế về sử dụng chất ngọt nhân tạo, chất Acesulfam K có liều lượng chấp nhận được là 0-15mg/kg trọng lượng cơ thể 1 ngày. Nếu 1 người nặng 50kg, trong 1 ngày có thể dùng tối đa lượng chất đó là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo quy định của Bộ Y tế về sử dụng chất ngọt nhân tạo, chất Acesulfam K có liều lượng chấp nhận được là 0-15mg/kg trọng lượng cơ thể 1 ngày. Nếu 1 người nặng 50kg, trong 1 ngày có thể dùng tối đa lượng chất đó là bao nhiêu?


Đáp án:

Liều lượng tối đa 1 ngày với người nặng 50kg là: 15. 50 = 750mg

Xem đáp án và giải thích
Nung 20g CaCO3đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M. Tính nồng độ mol của muối thu được (coi thể tích thay đổi không đáng kể)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 20g CaCO3đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,2 M. Tính nồng độ mol của muối thu được (coi thể tích thay đổi không đáng kể)


Đáp án:

CaCO3  ---t0---> CaO + CO2

 nCO2 = nCaCO3 =  0,2mol

 nCa(OH)2= 0,1 mol

T = 0,2/0,1= 2 ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

             0,1mol            0,1mol

⇒ CMCa(HCO3)2  = 0,1:0,5 = 0,2 M

Xem đáp án và giải thích
Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy 0,01 mol este X đơn chức bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 6,0 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được lượng muối là :

Đáp án:
  • Câu A. 10,0 gam

  • Câu B. 6,8 gam

  • Câu C. 9,8 gam

  • Câu D. 8,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau: a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07. b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:

a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.

b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).


Đáp án:

a) Vì dA/không khí = 2,07 ⇒ MA = 2,07.29 = 60

(vì Mkhông khí = 29)

b) Ta có:

nO2 = nX = 1,76/32 = 0,055 mol;

=> MX = 3,3 : 0,055 = 60

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH?

Đáp án:
  • Câu A. CH3COOH.

  • Câu B. C2H5NH3Cl.

  • Câu C. C2H4

  • Câu D. C6H5OH (phenol).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…