Câu hỏi hoá học

Các câu hỏi phổ biến về phương trình và chất hóa học

Tin tức thú vị

Các câu hỏi bài tập hoá học mới nhất

Người ta dùng quặng boxit để sản xuất Al. Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng ? Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta dùng quặng boxit để sản xuất Al. Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng ? Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.


Đáp án:

Thực tế do một số nguyên nhân, chất tham gia phản ứng không tác dụng hết, nghĩa là hiệu suất dưới 100%. Người ta có thể tính hiệu suất phản ứng như sau :

1. Dựa vào một trong các chất tham gia phản ứng, công thức tính : H% =(Lượng thực tế đã pu/Lượng tổng số đã lấy ra).100%

2.Dựa vào một trong các chất tạo thành, công thức tính :

2Al2O3 → 4Al + 3O2

Dựa vào phương trình ta có: Cứ 204g Al2O3 thì tạo ra 108g Al

⇒ Để tạo ra 4 tấn Al thì khối lượng Al2O3 cần = 4.204/108 = 7,55g

Hiệu suất phản ứng là 90%, có nghĩa là 7,55 tấn Al2O3 chỉ chiếm 90% khối lượng phải dùng.

Khối lượng oxit phải dùng : 7,55x100/90 = 8,39 tấn

Khối lượng quặng boxit: 8,39x100/40 = 20,972 tấn

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,5 gam muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,22 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của muối sắt clorua? (Hiệu suất phản ứng đạt 100%).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,5 gam muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,22 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của muối sắt clorua? (Hiệu suất phản ứng đạt 100%).


Đáp án:

Đặt công thức muối sắt clorua là FeCln

FeCln + nAgNO3 → nAgCl + Fe(NO3)n

Ta có phương trình : 6,5 x n(108 + 35,5) = 17,22 x (56 + 35,5n)

n = 3 → FeCl3.

Xem đáp án và giải thích
Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu


Đáp án:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = x mol

Khối lượng Fe phản ứng (cũng là khối lượng sắt trong hỗn hợp đầu) là 56x. Khối lượng Cu sinh ra 64x.

CuSO4 dư nên chất rắn sau phản ứng là đồng :

10 - 56x + 64x = 11 → x = 1/8 mol

mFe trong hỗn hợp đầu là: 56 x 1/8 = 7g

%mFe = 7/10 x 100% = 70%

%mCu = 100% - 70% = 30%

Xem đáp án và giải thích
Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam. a) Viết phương trình hoá học. b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.


Đáp án:

a) Phương trình hoá học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Khối lượng dung dịch CuSO4 : mdd CuSO4 = 1,12 x 50 = 56 (gam).

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu

64x — 56x = 5,16 - 5 = 0,16 (gam) => x = 0,02 mol.

mCuSO4 tham gia phản ứng = 0,02 x 160 = 3,2 (gam);

100 gam dung dịch CuSO4 có 15 gam CuSO4 nguyên chất.

56 gam dung dịch CuSO4 có X gam CuSO4 nguyên chất.

x = 56x15/100 = 8,4g; mCuSO4 còn lại = 8,4 - 3,2 = 5,2g

mFeSO4 = 0,02 x 152 = 3,O4g

mdd sau p/u = 56 - 0,16 = 55,84g

C%CuSO4 = 5,2/55,84 x 100% = 9,31%

C%FeSO4 = 3,O4/55,84 x 100% = 5,44%

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Viết phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau :

Fe -> FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3 -> Fe


Đáp án:

(1) 2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3

(2) FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3) 2Fe(OH)3 to→ Fe2O3 + 3H2O

(4) Fe2O3 + 3CO to→ 2Fe + 3CO2

Xem đáp án và giải thích
Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag. a) Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần. b) Chọn những phản ứng hoá học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại. Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag.

a) Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần.

b) Chọn những phản ứng hoá học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại. Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

a) Sắp xếp theo thứ tự hoạt động hoá học tăng dần : Ag, Cu, Al, Na.

b) Phương trình hoá học chứng minh.

- Na tác dụng mãnh liệt với H20 còn Al tác dụng chậm :

2Na + 2H20 → 2NaOH + H2

- Kim loại Al và Na tác dụng với dung dịch HCl, còn Ag, Cu không tác dụng :

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

- Khi cho các kim loại Cu, Ag tác dụng với oxi chỉ có Cu tác dụng, còn Ag không tác dụng :

2Cu + O2 → 2CuO

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại sau : natri, đồng, sắt, nhôm, bạc. Hãy cho biết những tính chất hoá học của chúng bằng cách đánh dấu (x) vào các ô trong bảng sau : Natri Đồng Sắt Nhôm Bạc a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối d) Tác dụng mãnh liệt với H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại sau : natri, đồng, sắt, nhôm, bạc. Hãy cho biết những tính chất hoá học của chúng bằng cách đánh dấu (x) vào các ô trong bảng sau :

  Natri Đồng Sắt Nhôm Bạc
a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl          
b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ          
c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối          
d) Tác dụng mãnh liệt với H2O        

Đáp án:

Natri Đồng Sắt Nhôm Bạc
a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl   x     x
b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ       x  
c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối     x x  
d) Tác dụng mãnh liệt với H2O x        

Xem đáp án và giải thích
Có một dung dịch gồm hai muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một dung dịch gồm hai muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Cho một lượng bột Al dư vào dung dịch 2 muối, chỉ có Al tác dụng với dung dịch muối FeSO4 : 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe.

Tách kết tủa thu được dung dịch Al2(SO4)3.

Xem đáp án và giải thích
Kim loại nhôm và kim loại sắt có những tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau ? Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại nhôm và kim loại sắt có những tính chất hóa học nào giống nhau và khác nhau ? Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ.


Đáp án:

Những tính chất hoá học giống nhau : Nhôm, sắt có những tính chất hoá học của kim loại, như :

- Tác dụng với phi kim tạo oxit hoặc muối.

- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) giải phóng khí hiđro ; Nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội.

- Tác dụng với dung dịch của một số muối.

Những tính chất hoá học khác nhau.

- Al tan trong dung dịch kiềm, Fe không tan trong dung dịch kiềm.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Al tác dụng với các chất tạo hợp chất trong đó Al có hoá trị duy nhất là III, Fe tác dụng với các chất tạo hợp chất trong đó Fe có hoá trị II, hoá trị III. (Các phương trình hoá học học sinh tự viết).

- Al là kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn Fe :

2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3

Xem đáp án và giải thích
Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ để làm gì ? sắt, thép dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ, vì sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ để làm gì ? sắt, thép dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ, vì sao ?


Đáp án:

Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng thường được bôi dầu, mỡ để chống gỉ, cách làm này ngăn không cho các đồ dùng bằng sắt tiếp xúc với môi trường xung quanh.

Sắt, thép xây dựng không bôi dầu mỡ để xi măng bám dính.

Xem đáp án và giải thích

Câu hỏi về chất hóa học

Chất (CH3COO)2Ca tên là gì ? Chất (NH2)2CO tên là gì ? Chất (NH4)2CO3 tên là gì ? Chất (NH4)2Cr2O7 tên là gì ? Chất (NH4)2SO4 tên là gì ? Chất (NH4)3PO4 tên là gì ? Chất Ag tên là gì ? Chất Ag2O tên là gì ? Chất AgBr tên là gì ? Chất AgCl tên là gì ?

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Chất AgNO3 tên là gì ? Chất AgOH tên là gì ? Chất Al tên là gì ? Chất Al(OH)3 tên là gì ? Chất Al2(CO3)3 tên là gì ? Chất Al2(SO4)3 tên là gì ? Chất Al2O3 tên là gì ? Chất Al2S3 tên là gì ? Chất AlCl3 tên là gì ? Chất AlN tên là gì ? Chất Au tên là gì ? Chất Ba(NO3)2 tên là gì ? Chất BaCl2 tên là gì ? Chất BaO tên là gì ? Chất Br2 tên là gì ? Chất C tên là gì ? Chất C2H2 tên là gì ? Chất C2H4 tên là gì ? Chất C2H4Br2 tên là gì ? Chất C2H5OH tên là gì ? Chất C2H6 tên là gì ? Chất C4H6 tên là gì ? Chất CH3CH=CHCH3 tên là gì ? Chất C6H12O6 tên là gì ? Chất C6H5Cl tên là gì ? Chất C6H5NH2 tên là gì ? Chất C6H5NH3Cl tên là gì ? Chất C6H5OH tên là gì ? Chất C6H5ONa tên là gì ? Chất C6H6 tên là gì ? Chất Ca tên là gì ? Chất Ca(H2PO4)2 tên là gì ? Chất Ca(HCO3)2 tên là gì ? Chất Ca(NO3)2 tên là gì ? Chất Ca(OH)2 tên là gì ? Chất Ca3(PO4)2 tên là gì ? Chất Ca3N2 tên là gì ? Chất Ca3P2 tên là gì ? Chất CaC2 tên là gì ? Chất CaCO3 tên là gì ?

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…