Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 10 gam hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp đầu


Đáp án:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = x mol

Khối lượng Fe phản ứng (cũng là khối lượng sắt trong hỗn hợp đầu) là 56x. Khối lượng Cu sinh ra 64x.

CuSO4 dư nên chất rắn sau phản ứng là đồng :

10 - 56x + 64x = 11 → x = 1/8 mol

mFe trong hỗn hợp đầu là: 56 x 1/8 = 7g

%mFe = 7/10 x 100% = 70%

%mCu = 100% - 70% = 30%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại tác dụng với axit HNO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam Zn trong lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 4,48.

  • Câu B. 2,24.

  • Câu C. 3,36.

  • Câu D. 6,72.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?


Đáp án:

Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khí nhiệt độ vượt quá 1.000o C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 1.0000 C có màu đỏ.

Xem đáp án và giải thích
Cho công thức hóa học của các chất sau: a) Khí nitơ N2; b) Khí amoniac NH3; c) Axit clohiđric HCl. d) Muối kẽm sunfat ZnSO4. Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho công thức hóa học của các chất sau:

a) Khí nitơ N2;

b) Khí amoniac NH3;

c) Axit clohiđric HCl.

d) Muối kẽm sunfat ZnSO4.

Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.


Đáp án:

a) Từ công thức hóa học của khí nitơ N2 biết được:

- Khí nitơ do nguyên tố nitơ tạo ra.

- Có 2 nguyên tử nitơ trong một phân tử.

- Phân tử khối bằng: 2.14 = 28 (đvC).

b) Từ công thức hóa học của amoniac NH3 biết được:

- Amoniac do hai nguyên tố N và H tạo ra.

- Có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H trong một phân tử.

- Phân tử khối bằng: 14 + 3.1 = 17 (đvC).

c) Từ công thức hóa học của axit clohiđric HCl biết được:

- Axit clohiđric do hai nguyên tố H và Cl tạo ra.

- Có 1 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl trong một phân tử.

- Phân tử khối bằng: 1 + 35,5 = 36,5 (đvC).

d) Từ công thức hóa học của kẽm sunfat ZnSO4 biết được:

- Kẽm sunfat do 3 nguyên tố Zn, S và O tạo ra.

- Có 1 nguyên tử kẽm, 1 nguyên tử lưu huỳnh và 4 nguyên tử oxi trong một phân tử.

- Phân tử khối bằng: 65 + 32 + 16.4 = 161 (đvC).

Xem đáp án và giải thích
Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 7,936 gam oxi. Hỏi một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của một nguyên tử hiđro ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 7,936 gam oxi.

Hỏi một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của một nguyên tử hiđro ?





Đáp án:

Phân tử nước H2O được cấu tạo bởi 2 nguyên tử H và một nguyên tử O. Như vậy, khối lượng nguyên tử O gấp 15,872 (7,936×2) lần khối lượng nguyên tử H.


Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho: a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua. b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat. c) Kẽm vào dung dịch magie clorua. d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua. Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:

a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua.

b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat.

c) Kẽm vào dung dịch magie clorua.

d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua.

Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.


Đáp án:

Hiện tượng xảy ra:

a) Zn tan dần, dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm.

CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu ↓

b) Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng (Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối), màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

c) Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng.

d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…