Mentol (C10H20O ) và menton (C10H18O) cùng có trong tinh dầu bac hà ; phân tử đều có một vòng 6 cạnh, không có liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử mentol và menton
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mentol (C10H20O ) và menton (C10H18O) cùng có trong tinh dầu bac hà ; phân tử đều có một vòng 6 cạnh, không có liên kết ba. Có bao nhiêu số liên kết đôi trong phân tử mentol và menton?


Đáp án:

Mentol ( C10H20O): k = 1 ⇒ 1 vòng không có liên kết π

Menton (C10H18O) : k = 2 ⇒ 1 vòng + 1 liên kết π

Số liên kết đôi trong phân tử mentol và menton là 0 và 1.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.


Đáp án:

nHCl = 1,46/35,5 = 0,04 mol

HCl        -->        H+            +       Cl-

0,04                    0,04

⇒ [H+] = 0,04/0,4 = 10-1M ⇒ pH = -lg10-1 = 1

Xem đáp án và giải thích
Phương pháp cân bằng đại số
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tìm tổng hệ số của phương trình sau khi cân bằng:

?Fe3O4 + ?HNO3 → ?Fe(NO3)3 + ?NO2 + ?H2O


Đáp án:
  • Câu A.

    20

  • Câu B.

    24

  • Câu C.

    22

  • Câu D.

    18

Xem đáp án và giải thích
Điền chữ S(sai) vào ô trống đối với câu phát biểu sai: A. Oxit được chia ra hai loại chính là : oxit axit và oxit bazơ. B. Tất cả các oxit đều là oxit axit. C. Tất cả các oxit đều là oxit bazơ. D. Oxit axit thướng là oxit của phi kim. E. Oxit axit đều là oxit của phi kim. G. Oxit bazơ đều là oxit của kim loại tương ứng với bazơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điền chữ S(sai) vào ô trống đối với câu phát biểu sai:

A. Oxit được chia ra hai loại chính là : oxit axit và oxit bazơ.

B. Tất cả các oxit đều là oxit axit.

C. Tất cả các oxit đều là oxit bazơ.

D. Oxit axit thướng là oxit của phi kim.

E. Oxit axit đều là oxit của phi kim.

G. Oxit bazơ đều là oxit của kim loại tương ứng với bazơ.


Đáp án:

Câu phát biểu sai : B, C, E.

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít nước vào trong ống nghiệm chứa một mẩu phenol, lắc nhẹ. Mẩu phenol hầu như không đổi. Thêm tiếp mấy giọt dung dịch natrihiđroxit, lắc nhẹ, thấy mẩu phenol tan dần. Cho khí cacbonic sục vào dung dịch vẩn đục. Giải thích các hiện tượng trên.



Đáp án:

- Mẩu phenol hầu như không đổi vì phenol rất ít tan trong nước ở điều kiện thường.

- Khi thêm dd natri hiđroxit, phenol “ tan” là do đã phản ứng với natri hiđroxit tạo ra muối natri phenolat tan trong nước :

 

-Khi cho khí cacbonic sục vào dd thấy vẩn đục là do phản ứng :

 

Phenol là một axit rất yếu, nó bị axit cacbonic ( cũng là một axit yếu) đẩy ra khỏi dd muối




Xem đáp án và giải thích
Khi nung đá vôi chứa 90% khối lượng CaCO3 thu được 11,2 tấn CaO và 8,8 tấn CO2. a) Viết công thức khối lượng phản ứng. b) Tính khối lượng đá vôi đem nung.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung đá vôi chứa 90% khối lượng CaCO3 thu được 11,2 tấn CaO và 8,8 tấn CO2.

a) Viết công thức khối lượng phản ứng.

b) Tính khối lượng đá vôi đem nung.




Đáp án:

a)   Phương trình hoá học: CaCO3  CaO + CO2

       

b)   Theo phương trình trên ta có : 

Khi lượng đá vôi đem nung là: ( (tấn).




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…