Làm thế nào để phân biệt khí CO2 và khi O2. - Bằng Phương pháp vật lí - Bằng Phương pháp hóa học?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để phân biệt khí CO2 và khi O2.

- Bằng Phương pháp vật lí

- Bằng Phương pháp hóa học?


Đáp án:

Phương pháp vật lí: nén ở áp suất cao CO2 dễ hóa lỏng hơn O2

Phương pháp hóa học. đùng dung dịch nước vôi trong dư nhận biết được CO2 vì tạo ra kết tủa trắng. Mẫu còn lại là O2.

CO2+Ca(OH)2→CaCO3↓+H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức Y cần 0,72 mol O2, thu được 0,66 mol CO2 và 0,44 mol H2O. Nếu cho m g hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH thì thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tính khối lượng Ag tối đa thu được 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức Y cần 0,72 mol O2, thu được 0,66 mol CO2 và 0,44 mol H2O. Nếu cho m g hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,06 mol NaOH thì thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tính khối lượng Ag tối đa thu được 


Đáp án:

Anđehit malonic: OHC-CH2-CHO(C3H4O2) :a mol

Andehit acrylic: CH2 = CH-CHO(C3H4O) : b mol

Y cũng có tỉ lệ nC : nH = 3:4

Y là C3nH4nO2 : 0,06 mol

Bảo toàn nguyên tố O: 2a + b + 0,06 .2 + 0,72 .2 = 0,66.2 + 0,44

=> 2a +b =0,2

nCO2 = 3a + 3b + 0,06.3n = 0.66

a+ b + 0,06.n =0,22

Suy ra n= 1l a =0,04; b =0,12

Y là este có CTPT C3H4O2 => CTCT là H-COO-CH=CH2

HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3-CHO

nAg = 4nOHC-CH2-CHO + 2nCH2=CH-CHO + 2nH-COONa + 2nCH3-CHO

=4a +2b + 0,06 .2 + 0,06 .2 = 0,64 mol

mAg = 69,12g

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).


Đáp án:

nP =  1,5 mol

4P + 5O2 --t0--> 2P2OO5

1,5 → 1,875 (mol)

mO2 = 1,875.32 = 60g

Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học. a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4. b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2. c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.

a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.

b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.

c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).


Đáp án:

a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết thì ống nghiệm đó chứa Na2CO3. Ống nghiệm nào có khí bay ra, không tan hết thì ống nghiệm đó chứa CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 16,60

  • Câu B. 18,25

  • Câu C. 17,25

  • Câu D. 15,50

Xem đáp án và giải thích
Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Quy luật biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Quy luật biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A như thế nào?


Đáp án:

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

Trong cùng một nhóm A, đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường giảm dần.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvshbet
Loading…