1,24 gam Na2O tác dụng với nước, được 100ml dung dịch. Nồng độ mol của chất trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

1,24 gam Na2O tác dụng với nước, được 100ml dung dịch. Nồng độ mol của chất trong dung dịch là


Đáp án:

nNa2O = 0,02 mol

Na2O    +    H2O        --->  2NaOH

0,02                                          0,04

CM(NaOH) = 0,4 M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi hòa tan hidroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hòa tan hidroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là?


Đáp án:

M(OH)2 + H2SO4 → MSO4 + 2H2O

m ddH2SO4 = 1.98.100/20 = 490 (gam)

⇒ mdd sau = (M + 34) + 490 = M + 524

C%MSO4 = (0,4(M+96))/(M+524).100% = 27,21% ⇒ M = 64 (Cu)

Xem đáp án và giải thích
Cho 46 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuS, Fe, FeS2 và FeS tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 116,5 gam kết tủa. Mặt khác khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 51,25 gam chất kết tủa. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 46 gam hỗn hợp X gồm Cu, CuS, Fe, FeS2 và FeS tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 116,5 gam kết tủa. Mặt khác khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 51,25 gam chất kết tủa. Giá trị của V là


Đáp án:

Giải

Ta có : nBaSO4 = 116,5 : 233 = 0,5 mol

Quy đổi X : Cu (x mol), Fe (y mol), S (0,5 mol)

→ nS = 0,5 mol

→ 64x + 56y + 0,5.32 = 46

→ 64x + 56y = 30 (1)

51,25 gam kết tủa gồm Fe(OH)3 và Cu(OH)2

98x + 107y = 51,25 (2)

Từ 1, 2 → x = y = 0,25 mol

BT e ta có : 2nCu + 3nFe + 6nS = nNO2

→ nNO2 = 2.0,25 + 3.0,25 + 6.0,5 = 4,25 mol

→ V = 95,2 lít

Xem đáp án và giải thích
Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Tìm m?


Đáp án:

Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:

Cứ 1 mol CO phản ứng lấy mất 1 mol O trong oxit tạo ra 1 mol CO2 → khối lượng chất rắn giảm đi 16 gam

→ Vậy có 0,15 mol CO phản ứng → khối lượng chất rắn giảm đi 16.0,15 = 2,4 gam

→ Khối lượng chất rắn ban đầu là: m = 215 + 2,4 = 217,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 1,68 g bột Fe và 0,36 g bột Mg tác dụng với 375 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là 2,82 g. a)  Viết phương trình hoá học của các phản ứng. b) Xác định nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,68 g bột Fe và 0,36 g bột Mg tác dụng với 375 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là 2,82 g.

a)  Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

b) Xác định nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng.





Đáp án:

a) Các phương trình hoá học:

Trước hết, Mg khử ion  thành Cu:

                          (1)

Sau đó, Fe khử ion  thành Cu:

                         (2)

b) Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu:

  • Khối lượng kim loại tăng sau các phản ứng (1) và (2) là :

2,82 - (1,68+ 0,36) =  0,78 (g)

  • Theo (1), ta tìm được khối lượng kim loại tăng là 0,60 g từ đó tính được khối lượng kim loại tăng trong phản ứng (2) là 0,18 g  số mol CuSO4 tham gia (1) là 0,015 mol

Số mol CuSO4 tham gia (2) là 0,0225 mol.

Cuối cùng ta xác định được nồng độ của dung dịch CuSO4 là 0,1M.     




Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan (CH2)n (với n = 3 – 6) với các ankan tương ứng rút ra nhận xét.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan (CH2)n (với n = 3 – 6) với các ankan tương ứng rút ra nhận xét.


Đáp án:

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của xicloankan lớn hơn ankan tương ứng.

Nhận xét: khi số nguyên tử cacbon tăng lên thì nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng tăng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…