Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X (có một nhóm NH2) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít (ở đktc) một khí trơ.  Tìm X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X (có một nhóm NH2) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít (ở đktc) một khí trơ.  Tìm X?


Đáp án:

X có dạng CxHyOtN

nC = nCO2 = 0,3 mol.

nH = 2nH2O = 2. 0,25 = 0,5 mol.

nN = 2nN2 = 2. 0,05 = 0,1 mol.

mO = mX - mC - mH - mO = 8,7 - 0,3. 12 - 0,5. 1 - 0,1. 14 = 3,2 gam.

nO = 3,2/16 = 0,2 mol.

Ta có x: y: z: 1 = 0,3: 0,5: 0,2: 0,1 = 3: 5: 2: 1

Vậy X là C3H5O2N

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 1,12 g bột sắt và 0,24 g bột Mg vào một bình chứa 250 ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy kĩ cho đến khi kết thúc phản ứng. Sau phản ứng, khối lượng kim loại có trong bình là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1,12 g bột sắt và 0,24 g bột Mg vào một bình chứa 250 ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy kĩ cho đến khi kết thúc phản ứng. Sau phản ứng, khối lượng kim loại có trong bình là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng



Đáp án:

Khối lượng kim loại tăng là : 1,88 - 1,12 - 0,24 = 0,52 (g)

Mg là kim loại mạnh hơn Fe nên Mg phản ứng trước.

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu                   (1)

0,01   →                             0,01 (mol)

Mg phản ứng hết làm khối lượng tăng là :  

64 . 0,01 - 24 . 0,01 = 0,40 (g)

Phản ứng của Fe làm khối lượng tăng thêm là : 0,52 - 0,40 = 0,12(g)  

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu     (2)

Theo (2), ta có:

1 mol CuSO4 phản ứng làm khối lượng tăng 64 - 56 = 8 (g)

x mol <-------------------------------------------------- 0,12 g

x = 0,12 : 8 = 0,15 mol

Số mol Fe ban đầu là 

Vậy Fe còn dư và CuSO4 hết.

Nồng đô mol của CuSO4 là ((0,01 + 0,015).1000) : 250 = 0,1M




Xem đáp án và giải thích
Cho 12,4 gam hỗn hợp Na, K vào nước thu được dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Trung hòa dung dịch A cần V lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 12,4 gam hỗn hợp Na, K vào nước thu được dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Trung hòa dung dịch A cần V lít dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là


Đáp án:

nH2SO4 = 0,5V; nHCl = V; nH2 = 0,2 mol

BTH: 2.0,5V + V = 0,2.2 => V= 0,2

muối = mKL + mSO42- + mCl- = 29,1 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3. Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nòa khác làm thuốc thử. Viết phương trình hóa học nếu có.


Đáp án:

Lấy mỗi dung dịch một ít rồi chia ra 5 ống nghiệm có đánh số. Cho lầ lượt từng dung dịch vào các dung dịch còn lại, hiện tượng thí nghiệm được ghi trong bảng sau:

  NaCl K2CO3 Na2SO4 HCl Ba(NO3)2 Kết luận
NaCl            
K2CO3       ↑,↓
Na2SO4        
HCl        
Ba(NO3)2       2↓

Nhận xét:

Ở dung dịch nào không có hiện tượng gì thì đó là dung dịch NaCl

- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí và 1 trường hợp kết tủa là K2CO3:

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑ (1)

K2CO3 + Ba(NO3)2 → KNO3 + BaCO3↓ (2)

- Dung dịch có 1 tường hợp kết tủa là dung dịch Na2SO4

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4↓ (3)

- Dung dịch nào có 1 trường hợp thoát khí là dung dịch HCl (phương trình (1)).

- Dung dịch nào có 2 trường hợp kết tủa là dung dịch Ba(NO3)2 (phương trình (2) và (3)).

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình điện li của axit yếu CH3COOH trong dung dịch. Nếu hoà tan ít tinh thể chất điện li mạnh CH3COONa vào dung dịch axit trên thì nồng độ H+ tăng hay giảm ? Giải thích dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Satơliê.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình điện li của axit yếu CH3COOH trong dung dịch. Nếu hoà tan ít tinh thể chất điện li mạnh CH3COONa vào dung dịch axit trên thì nồng độ H+ tăng hay giảm ? Giải thích dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Satơliê.



Đáp án:

CH3COOH <=> CH3CO + H+ ( 1 )

CH3COONa phân li trong dung dịch như sau :

CH3COONa  CH3CO + Na+

Sự phân li của CH3COOH là quá trình thuận nghịch. Đây là cân bằng động. Khi hoà tan CH3COONa vào thì nồng độ CH3COO tăng lên, làm cho cân bằng (1) chuyển dịch từ phải sang trái, nên nồng độ H+ giảm xuống.




Xem đáp án và giải thích
Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa chứ không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế khí clo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa chứ không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế khí clo?


Đáp án:

Trong công nghiệp không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế clo vì giá thành sản phẩm rất cao.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…