Người ta dùng quặng boxit để sản xuất Al. Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%. Để có được 4 tấn nhôm nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng ? Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%.
Thực tế do một số nguyên nhân, chất tham gia phản ứng không tác dụng hết, nghĩa là hiệu suất dưới 100%. Người ta có thể tính hiệu suất phản ứng như sau :
1. Dựa vào một trong các chất tham gia phản ứng, công thức tính : H% =(Lượng thực tế đã pu/Lượng tổng số đã lấy ra).100%
2.Dựa vào một trong các chất tạo thành, công thức tính :
2Al2O3 → 4Al + 3O2
Dựa vào phương trình ta có: Cứ 204g Al2O3 thì tạo ra 108g Al
⇒ Để tạo ra 4 tấn Al thì khối lượng Al2O3 cần = 4.204/108 = 7,55g
Hiệu suất phản ứng là 90%, có nghĩa là 7,55 tấn Al2O3 chỉ chiếm 90% khối lượng phải dùng.
Khối lượng oxit phải dùng : 7,55x100/90 = 8,39 tấn
Khối lượng quặng boxit: 8,39x100/40 = 20,972 tấn
Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon oxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.
c) Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hóa học.
a) Phương trình hóa học của các phản ứng:
4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4 CO2 (1).
3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O (2).
b)Theo phương trình phản ứng trên ta có:
Muốn khử 1 mol Fe3O4 cần 4 mol CO.
Muốn khử 0,2 mol Fe3O4 cần x mol CO.
x= 0,2.4 = 0,8 mol CO.
VCO = 0,8 .22,4 = 17,92 lít.
Muốn khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol H2.
Muốn khử 0,2 mol Fe2O3 cần y mol H2.
y = 0,2 .3 = 0,6 mol.
VH2= 0,6 .22,4 = 13,44l.
c) Ở phản ứng (1) khử 1 mol Fe3O4 được 3 mol Fe.
Vậy khử 0,2 mol Fe3O4 được 0,6 mol Fe.
mFe = 0,6 .56 = 33,6g Fe.
Ở phản ứng (2) khử 1 mol Fe2O3 được 2 mol Fe.
Vậy khử 0,2 mol Fe2O3 được 0,4 mol Fe.
mFe = 0,4 .56 = 22,4g Fe.
Cho hỗn hợp 2 khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách tách đồng thời nhận biết sự có mặt từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học.
- Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư thấy brom bị nhạt màu và có khí bay ra chứng tỏ có khí SO2. Thu khí thoát ra kí hiệu là khí X.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Đun nhẹ dung dịch thu được ⇒ HBr bay hơi còn H2SO4 đặc.
Hòa tan bột Cu vào dd H2SO4 đặc vừa thu được, thu được khí SO2
Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O
- Dẫn phần khí X qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khí bị hấp thụ hoàn toàn tạo kết tủa màu trắng chứng tỏ có khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Lọc kết tủa, cho tác dụng với dd HCl thu được CO2
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
x 4x x x
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O
y 28y/3 3y y/3
Fe dư + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
(x+3y)/2 x+3y
CM = (4x + (28y/3) )/0,2 = 3,2M
Giải thích vì sao các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong tự nhiên.
Các nguyên tố halogen không có ở trạng thái tự do trong thiên nhiên do nguyên tử của các nguyên tố này hoạt động này hoạt động hóa học rất mạnh.
Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần là 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại oxit đồng nói trên.
mCu = (80.80)/100 = 64g
nCu = 64/64 = 1 mol nguyên tử Cu.
mO = (20.80)/100 = 16g
nO = 16/16 = 1 mol nguyên tử O.
Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.
Do đó công thức của oxit đồng màu đen là CuO.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet