Phân tử nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Tinh thể I2 là tinh thể phân tử. (2). Tinh thể H2O là tinh thể phân tử. (3). Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu. (4). Liên kết giữa các phân tử trong tinh thể phân tử là liên kết mạnh. (5). Tinh thể ion có nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, khá rắn vì liên kết cộng hóa trị trong các hợp chất ion rất bền vững. (6). Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. Số phát biểu đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 4

  • Câu D. 6

Giải thích:

(1). Tinh thể I2 là tinh thể phân tử. Đúng theo SGK lớp 10. (2). Tinh thể H2O là tinh thể phân tử. Đúng theo SGK lớp 10. (3). Sai. Là liên kết mạnh. (4). Sai. Là liên kết yếu. (6). Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. Đúng theo SGK lớp 10.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2). Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (3). Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (4). Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. (5). Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (7). Cho FeS vào dung dịch HCl. (8). Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng. (9). Cho Cr vào dung dịch KOH (10). Nung NaCl ở nhiệt độ cao. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 10

  • Câu C. 7

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. a) Tính nồng độ HNO3 b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại.

a) Tính nồng độ HNO3

b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.


Đáp án:

Các phản ứng:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 +NO + 2H2O

x →                      x mol

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

y →                                3y mol

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

(x+3y)/2 ← (x + 3y) mol

Ta có: nNO = x+(y/3) = 0,1 mol

mhh = 56.(x + (x+3y)/2 ) + 232. y = 18,5 – 1,46 =17,04 g

=> x = 0,09 (mol) và y = 0,03 (mol)

nHNO3= 4x + (28y/3) = 0,64 mol

=> CM (HNO3) = 0,64/0,2 = 3,2 M

mFe(NO3)2 = 3. (x+3y)/2 . 180 = 48,6 g

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng liên tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol là 1: 2. Hãy xác định công thức phân tử của hai amin ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng liên tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol là 1: 2. Hãy xác định công thức phân tử của hai amin ?


Đáp án:

 Đặt công thức chung của 2 amin là CnH2n + 3N

    2CnH2n + 3N → 2nCO2 + (2n + 3)H2O

  n = 1,5. ⇒ Hai amin là CH5N và C2H7N

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k); Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3 Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2. Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau:

CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);

Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3

Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2.

Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.


Đáp án:

Phản ứng xảy ra: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);; K = [CO2].

+ Ở nhiệt độ 820oC: KC = 4,28.10-3 , do đó [CO2] = 4,28.10 -3 (mol/l)

=> %H =  [ 4,28.10 -3   : 0,1].100% = 4,28%

+ Ở nhiệt độ 880oC: KC = 1,06.10-2 , do đó [CO2] = 1,06.10-2 (mol/l)

 => %H =  [ 1,06.10-2   : 0,1].100% = 10,6%

H% = (1,06.10-2/0,1). 100% = 10,6%

Vậy ở nhiệt độ cao hơn, lượng CaO, CO2 tạo thành theo phản ứng nhiều hơn, nghĩa là ở nhiệt độ cao hơn hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 lớn hơn.

Giải thích: Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt. Cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Người ta mô tả hiện tượng thu được ở một số thí nghiệm như sau: 1. Cho Br2 vào dung dich phenol xuất hiện kết tủa màu trắng. 2. Cho quỳ tím vào dung dịch phenol, quỳ chuyển màu đỏ. 3. Cho phenol vào dung dịch NaOH dư, ban đầu phân lớp, sau tạo dung dịch đồng nhất. 4. Thổi khí CO2 qua dung dịch natri phenolat xuất hiện vẩn đục màu trắng. Số thí nghiệm được mô tả đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…