Nhiệt phân 0,2 mol CH4 tại 1500oC và tiến hành làm lạnh nhanh người ta thu được 0,36 mol hỗn hợp X gồm axetilen, metan và khí H2. Cho hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
nsau pư = 0,2 - 2x + x + 3x = 0,2 + 2x = 0,36 ⇒ x = 0,08mol
nC2Ag2 = nC2H2 = x = 0,08 mol ⇒ m↓ = 0,08. 240 = 19,2g
Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).
Số mol H2 là: nH2 = 0,075 mol
Phương trình hóa học:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)2 + 3H2↑
0,05 ← 0,075 (mol)
Khối lượng Al đã phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,05.27 = 1,35 gam.
Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là?
nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol)
⇒ mhh= mFe + mAl
Bảo toàn electron: 2nFe + 3nAl =2nH2
⇒ 56nFe + 27nAl = 5,5 ; 2nFe + 3nAl = 2.0,2
⇒ nFe = 0,05 ; nAl = 0,1 ⇒ %mFe = 0,05.56/5,5.100% = 50,91%
Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
Câu A. Tinh bột.
Câu B. Fructozơ.
Câu C. Saccarozơ.
Câu D. Glucozơ.
Có hai dung dịch sau :
a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.
b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.
a) Xét 1 lít dung dịch CH3COOH.
CH3COOH <--------> CH3COO- + H+
Trước điện li 0,1 0 0
Điện li x x x
Sau điện li 0,1 - x x x
Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,75.10-5
Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.1,75.10-5 = 1,75.10-6
⇒ x = 1,32.10-3
⇒ [H+] = 1,32.10-3 mol/lít
b) Xét 1 lít dung dịch NH3
NH3 + H2O <--------> NH4+ + OH-
Trước điện li 0,1 0 0
Điện li x x x
Sau điện li 0,1 - x x x
Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,8.10-5
Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x2 = 1,8.10-6
⇒ x = 1,34.10-3
⇒ [OH-] = 1,34.10-3 mol/lít.
Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
a) Phản ứng của nồng độ
Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng
Giải thích:
- Điều kiện để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.
- Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.
b) Ảnh hưởng của áp suất
Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng
Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
c) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:
- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.
- Tần số va chạm có hiệu quả các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.
d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt
Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Chất rắn với kịch thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kịch thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.
e) Ảnh hưởng của chất xúc tác
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
Giải thích: Người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử chất phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB