Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?


Đáp án:

Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước …. sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:

2Fe  +    O2    +   2H2O    Không khí ẩm →     2Fe(OH)2

4Fe(OH)2    +    O2    +   2H2O  →      4Fe(OH)3

Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập về số mắt xích trong polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)


Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,72 gam bột Fe vào 140 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X có khối lượng giảm đi m gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Giá trị m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,72 gam bột Fe vào 140 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X có khối lượng giảm đi m gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Giá trị m là


Đáp án:

nFe = 0,12, nAgNO3 = 0,28 mol. Ta thấy 2nFe < nAg+ < 3nFe => nFe tan hết và Ag+ bị khử hết

Khối lượng giảm đi = mAg - mFe = 23,52 gam

Xem đáp án và giải thích
Bài toán điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 1 luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau 1 thời gian thu được 10,44g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X trng dung dịch HNO3, đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Gía trị của m:


Đáp án:
  • Câu A. 10,8

  • Câu B. 24,0

  • Câu C. 12,0

  • Câu D. 16,0

Xem đáp án và giải thích
Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành?


Đáp án:

Ta có mCu = 2,94 gam, mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.

→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu, dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

Có nFe(NO3)2 = nFe = 0,035 mol;

nCu(NO3)2 = nCu pư = (2,94 – 2,3) : 64 = 0,01 mol

→ mmuối = mFe(NO3)2 + mCu(NO3)2 = 0,035.180 + 0,01. 188 = 8,18 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hai khoáng vật chính của photpho là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai khoáng vật chính của photpho là gì?


Đáp án:

Hai khoáng vật chính của photpho là Apatit và photphorit

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…