Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, … là do nguyên nhân nào?
Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, … là do chúng có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau.
Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2-COO-C2H5. Tên gọi của X là:
Câu A. vinyl axetat
Câu B. metyl propionat
Câu C. etyl propionat
Câu D. metyl metacrylat
Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bị cào đi :
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chỗ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chỗ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.
CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)
Sau đó SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Sục khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được bao nhiêu?
Số mol CO2 là nCO2 = 6,72/22,4=0,3(mol)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,25 mol 0,25 mol 0,25 mol
CO2 dư sau phản ứng là 0,3 – 0,25 = 0,05 (mol)
Xảy ra phản ứng
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
0,05 mol 0,05 mol
Như vậy CaCO3 không bị hòa tan 0,25 - 0,05 = 0,2(mol)
Khối lượng kết tủa thu được là m = 0,2.100 = 20(g)
Cho các chất CaO, CuO, Na2O, SO3, H2O, CO, CO2, H2SO4, NaOH, MgCl2, FeSO4. Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với nhau từng đôi một. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?
Các PTHH của các phản ứng xảy ra:
CaO + SO2 → CaSO3
CaO + H2O → Ca(OH)2
CaO + CO2 → CaCO3
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
CuO + CO → Cu + CO2
CO2 + NaOH → NaHCO3
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2
2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2
Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch X. Cho trong dung dịch vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng bạc thu được là
Ta có: nSaccarozo = 0,03125 mol
nGlucozo = nFructozo = nSaccarozo
=> nAg = 2nGlu + 2nFruc = 4nSaccarozo = 4.0,03125 = 0,125 mol
=> m = 13,5g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet