Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ar) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử S nhận 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. S có tính phi kim.
S + 2e → S2-
Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (đktc). Tìm V?
2Al (0,2) + 2NaOH (0,2 mol) + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Sau phản ứng Al dư, NaOH hết
nkhí = 0,03 mol → V = 0,03.22,4 = 0,672 lít.
Khi lên men dung dịch loãng của rượu etylic, người ta được giấm ăn.
a) Từ 10 lít rượu 8o có thể điều chế được bao nhiêu gam axit axetic? Biết hiệu xuất quá trình lên men là 92% và rượu etylic có D = 0,8 g/cm3.
b) Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng dung dịch giấm thu được là bao nhiêu?
a) Trong 10 lít rượu 80 thì có (10.8)/100 = 0,8 lít
rượu etylic
⇒ m rượu = V.D = 0,8.0,8.1000 = 640 (g)
Phương trình phản ứng lên men rượu:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
nC2H5OH =640/46 mol
Theo pt: nCH3COOH = nC2H5OH = 640/46 mol
Khối lượng của axit: (640.60)/46 = 834,8 (g)
Vì hiệu suất quá trình lên men là 92% nên lượng axit có trong thực tế thu được:
maxit = 834,8. 92% = 768g
b) Khối lượng giấm thu được: (768/4).100% = 19200g
Cho hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc)ẳ Cô cạn dung dịch sau phản ứng thấy khối lượng muối khan thu được nhiều hơn khối lượng hai muối cacbonat ban đầu là
Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa rồi đun nóng nước còn lại thu thêm 2gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu?
Số mol CaCO3 là nCaCO3 = 3/100 = 0,03 (mol)
CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O (1)
0,03 ⇐ 0,03 (mol)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
0,04 ⇐ 0,02 (mol)
Số mol CaCO3 kết tủa thêm: nCaCO3 (3) = 0,02 mol.
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O (3)
0,02 ⇐ 0,02 (mol)
Từ (1), (2) và (3) ⇒ nCO2= a = 0,03 + 0,04 = 0,07 (mol).
Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot
Clo oxi hóa dễ dàng ion Br— trong dung dịch muối bromua và I- trong dung dịch muối iotua:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB