Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 gam muối hidrocacbonat của một kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Kim loại R là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 gam muối hidrocacbonat của một kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Kim loại R là kim loại nào?


Đáp án:

R(HCO3)2 → 2CaCO3

0,1        ←        0,2 (mol)

⇒ R(HCO3)2 = 25,9 : 0,1 = 259 ⇒ R = 137 (Ba)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. Polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt => độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch.

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: BaCl2, K2SO4, Al(NO3)3, Na2CO3, KCl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: BaCl2, K2SO4, Al(NO3)3, Na2CO3, KCl


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự lần lượt

Sử dụng thuốc thử dung dịch Ba(OH)2

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào 5 mẫu dung dịch trên.

Nhóm 1: Không có hiện tượng gì xảy ra là: BaCl2, KCl

Nhóm 2: Có kết tủa trắng xuất hiện: K2SO4 và Na2CO

Nhóm 3: Xuất hiện kết tủa keo tan trong kiềm dư là Al(NO3)3

2Al(NO3)3 + 3Ba(OH)2 → 3Ba(NO3)2 + 2Al(OH)3

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ 4H2O

K2SO4 + Ba(OH)2→ BaSO4 + 2KOH

Na2CO3 + Ba(OH)2→ BaCO3 + 2NaOH

Sử dụng dung dịch HCl để nhận biết nhóm 2. 

Nhỏ HCl vào 2 kết tủa nhóm 2. Mẫu kết tủa là tan là BaCO3, vậychất ban đầu là Na2CO3. Chất còn lại không tan là K2SO4.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl+ CO2 + H2O

Nhỏ dung dịch H2SO4 vào nhóm 1.

Mẫu thửu nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4, thì chất ban đầu là BaCl2có kết tủa

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Chất còn lại không có hiện tượng gì

Xem đáp án và giải thích
Điều chế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng điều chế kim loại nào sau đây thuộc phản ứng thủy luyện?

Đáp án:
  • Câu A. CuO + CO → Cu + CO2

  • Câu B. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

  • Câu C. Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

  • Câu D. CuSO4 + H2O → Cu + 0,5O2 + H2SO4

Xem đáp án và giải thích
Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3

 

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:


Đáp án:

Giải

Quy đổi3,76 gam hỗn hợp thành Fe và S

Gọi x, y lần lượt là tổng số mol Fe và S

Ta có:  56x + 32y = 3,76 (1)

Mặt khác: 

BT electron: 3x + 6y = 0,48 (2)

Từ (1), (2) =>  x = 0,03; y = 0,065

Khi thêm Ba(OH)2 dư kết tủa thu được có: Fe(OH)3 (0,03 mol) và BaSO4 (0,065 mol).

Fe, S + HNO3 ---->  X + Ba(OH)2 ----> Fe(OH)3; BaSO4

Sau khi nung chất rắn có: Fe2O3 (0,015 mol) và BaSO4 (0,065 mol).

BT e: nFe2O3 = 0,03 : 2 = 0,015 mol

nS = nBaSO4 = 0,065 mol    

  mchất rắn = 160.0,015 + 233.0,065 = 17,545 (gam)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66Xoilac Tv
Loading…