Hãy nêu ví dụ về phản ứng tạo ra muối từ:
a) hai đơn chất.
b) hai hợp chất.
c) một đơn chất và một hợp chất.
Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Phản ứng tạo muối.
a) Từ hai đơn chất: Fe + S → FeS ; 2Na + Cl2 → 2NaCl
b) Từ hai hợp chất: HCl + KOH → KCl + H2O ; K2O + CO2 → K2CO3
c) Từ một đơn chất và một hợp chất: Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 +3H2O
Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
Ở phản ứng a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Ở phản ứng b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.
Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, phản ứng nào xảy ra ở catot (cực âm)?
Câu A. Mg → Mg2+ + 2e
Câu B. Mg2+ + 2e → Mg
Câu C. 2Cl- →Cl2 + 2e
Câu D. Cl2 + 2e → 2Cl-
Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn 2 dung dịch trên
Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol
⇒ nBa2+ =(0,06-0,02)/2 = 0,02 mol
Bảo toàn điện tích với dung dịch chứa HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+
⇒ nNa+ = 0,04 + 0,03 = 0,07 mol
Khi trộn 2 dung dịch vào ta có:
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
nOH- > nHCO3- ⇒ OH- dư
nCO32- sinh ra = nHCO3- = 0,04 mol
∑n CO32- = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol
Ba2+ + CO32- → BaCO3 ↓
n Ba2+ < n CO32- ⇒ nBaCO3 = n Ba2+ = 0,02 mol
mkết tủa = 0,02. 197 = 3,94g
a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
- Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3).
- Lưu huỳnh đioxit + nước → Axit sunfurơ (H2SO3).
- Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2.
- Điphotpho pentaoxit + nước → Axit photphoric (H3PO4).
- Chì (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O.
b) Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
a) Phương trình phản ứng:
CO2 + H2O → H2CO3 (1).
SO2 + H2O → H2SO3 (2).
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (3).
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (4).
PbO + H2 → Pb + H2O (5).
b) - Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng kết hợp vì một chất mới tạo từ nhiều chất.
- Phản ứng (3) và (5) là phản ứng thế và đồng thời phản ứng (5) là phản ứng oxi hóa khử.
Este X được tạo bởi từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn X luôn thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất). (1) X + 2H2 ----to, Ni---> Y . (2) X + 2NaOH ---to---> Z + X1 + X2; Biết rằng X1 và X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng và khi đun nóng X1 với H2SO4 đặc ở 170 oC không thu được anken. Nhận định nào sau đây là sai?
Câu A. X, Y đều có mạch không phân nhánh.
Câu B. Z có công thức phân tử là C4H2O4Na2.
Câu C. X2 là ancol etylic.
Câu D. X có công thức phân tử là C7H8O4.
Các đại lượng nào sau đây của kim loại kiềm có liên quan với nhau : điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá, bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng ? Giải thích ngắn gọn.
Điện tích hạt nhân nguyên tử càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, electron liên kết với hạt nhân càng kém chặt chẽ nên càng dễ tách ra khỏi nguyên tử, do đó năng lượng ion hoá nguyên tử càng nhỏ.
Điện tích hạt nhân càng nhỏ, bán kính nguyên tử càng lớn, lực hút của hạt nhân nguyên tử này với lớp vỏ electron của nguyên tử khác ở lân cận nhau càng yếu, các nguyên tử trong tinh thể liên kết với nhau càng kém chặt chẽ, do đó khối lượng riêng của kim loại kiềm nhỏ và nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chúng thấp.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB