Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: N2 + 3H2 ⇆ 2NH3 Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng:

N2 + 3H2 ⇆ 2NH3

Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu là gì?


Đáp án:

Gọi nồng độ ban đầu của N2 và H2 là a và b

Ta có: [N2] pư = [H2]pư/3 = ([NH3]tạo thành)/2

a – 2 = (b-3)/3 = 2/2

⇒ a = 3; b = 6

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (b) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. (c) Ở điều kiện thường, metylamin mà đimetylamin là những chất khí. (d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi. (e) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng. Số phát biếu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: cacbon, photpho, hiđro, nhôm biết rằng sản phẩm là những hợp chất lần lượt có công thức hóa học là CO2, P2O5, H2O, Al2O3. Hãy gọi tên các chất tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: cacbon, photpho, hiđro, nhôm biết rằng sản phẩm là những hợp chất lần lượt có công thức hóa học là CO2, P2O5, H2O, Al2O3. Hãy gọi tên các chất tạo thành.


Đáp án:

C + O2  --t0--> CO2. Cacbon đioxit.

4P + 5O --t0--> 2P2O5. Điphotpho pentaoxit.

2H2 + O2 --t0--> 2H2O. Nước.

4Al + 3O2 --t0--> 2Al2O3. Nhôm oxit.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp C2H2 và O2 với tỉ lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ ca nhất? Ứng dụng phản ứng này để làm gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp C2H2 và O2 với tỉ lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ ca nhất? Ứng dụng phản ứng này để làm gì?


Đáp án:

   Phương trình phản ứng khí C2H2 cháy: 2C2H2 + 5O2 --t0--> 4CO2 + 2H2O

  Để có phản ứng cháy xảy ra ở nhiệt độ cao nhất thì tỉ lệ thể tích:

   VC2H2 : VO2 = 2 : 5 = 1 : 2,5

   Ứng dụng của phản ứng này dùng trong xì đèn.

   Oxi – axetilen để hàn và cắt kim loại

.

Xem đáp án và giải thích
Lên men một lượng glucozơ thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 46o. Khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lên men một lượng glucozơ thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 46o. Khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)


Đáp án:

mC2H5OH nguyên chất = 100. 0,46.0,8 = 36,8

⇒ nCO2 = nC2H5OH = 0,8 mol

⇒ mNa2CO3 = 0,8.106 = 84,8g

Xem đáp án và giải thích
Tìm công thức hóa học dạng phân tử và dạng chất kép của những chất có thành phần như sau: a. Hợp chất A: 32,9% Na; 12,9% Al; 54,2% F; b. Hợp chất B: 14% K; 9,7% Al; 30,5% Si; 45,8% O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm công thức hóa học dạng phân tử và dạng chất kép của những chất có thành phần như sau:

a. Hợp chất A: 32,9% Na; 12,9% Al; 54,2% F;

b. Hợp chất B: 14% K; 9,7% Al; 30,5% Si; 45,8% O.


Đáp án:

a. Đặt công thức chất NaxAlyFz.

x : y : z = 32,9/23  :  12,9/27  : 54,2/19 = 1,43 : 0,48 : 2,85 = 3:1:6

Vậy công thức là Na3AlF6

Công thức kép 3NaF.AlF3 (Criolit)

b. Đặt công thức KxAlySizOt  

x:y:z:t = 14/39 : 9,7/27 : 30,5/28 : 45,8/16 = 1:1:3:8

Công thức chất KAlSi3O8

Công thức kép K2O.Al2O3.6SiO2 (Thủy tinh)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…