Giải thích các hiện tượng sau: a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích các hiện tượng sau:

a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt

b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên

c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu


Đáp án:

a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo

b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên

c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điện phân 200ml một dung dịch có chứa hai muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804 A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì thời gian điện phân là 2 giờ, người ta nhận thấy khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 g. Hãy xác định nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 200ml một dung dịch có chứa hai muối là Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804 A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì thời gian điện phân là 2 giờ, người ta nhận thấy khối lượng cực âm tăng thêm 3,44 g. Hãy xác định nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch ban đầu?


Đáp án:

2 giờ = 7200 s

Gọi thời gian điện phân muối bạc là t1

Gọi thời gian điện phân muối đồng là t2

⇒ t1 + t2 = 7200 (1)

Theo định luật Faraday:

mAg = [108.0,804.t1]/9600  = 9.10-4.t1

mCu =  [64.0,804.t2]/9600  = 2,666.10-4. t2    

mà mAg + mCu = 3,44 (g) ⇒ (9.t1 + 2,666.t2 ). 10-4 = 3,44 (2)

(1),(2) ⇒ t1 = 2400 (s) ⇒ mAg = 2,16 gam ⇒ nAg = 0,02

t2 = 4800 (s) ⇒ mCu = 1,28 gam ⇒ nCu = 0,02

CM Cu(NO3)2 = 0,02/0,2 = 0,1M ; CM AgNO3 = 0,02/0,2 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Polime và tính chất của polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

  • Câu B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

  • Câu C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ tổng hợp

  • Câu D. Sợi bông , tơ tằm là polime thiên nhiên.

Xem đáp án và giải thích
Cacbohidrat: Glucozo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 100 gam dung dịch glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 16,2 gam.

  • Câu B. 32,4 gam.

  • Câu C. 21,6 gam.

  • Câu D. 10,8 gam.

Xem đáp án và giải thích
Điều chế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

Đáp án:
  • Câu A. dd Na2CO3 bão hòa, dd H2SO4 đặc

  • Câu B. dd NaHCO3 bão hòa ,dd H2SO4 đặc

  • Câu C. dd NaOH đặc

  • Câu D. dd H2SO4 đặc

Xem đáp án và giải thích
Điện phân một dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút với cường độ dòng điện là 5 ampe. Để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. a. Viết phương trình điện phân và phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng Ag thu được ở catot. c. Tính khối lượng AgNO3 có trong dung dịch ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân một dung dịch AgNO3 trong thời gian 15 phút với cường độ dòng điện là 5 ampe. Để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M.

a. Viết phương trình điện phân và phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b. Tính khối lượng Ag thu được ở catot.

c. Tính khối lượng AgNO3 có trong dung dịch ban đầu.


Đáp án:

a. Sơ đồ điện phân và các phương trình hóa học đã xảy ra :

Sơ đồ:

Catot (-)       <------ Cu(NO3)2 dd-------> Anot (+)

Ag+, H2O                                                   NO3-, H2O

Ag+   + e      --> Ag                                  2H2O     ---> O2 + 4H+   + 4e

4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2 (đpdd)

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO

b. 

mAg = [108.5.15.60]/965000 = 5,04 g

c. nNaCl = 0,025.0,4 = 0,01 mol

=> nAg = 5,04/108

Theo (1): nAgNO3 = nAg ≈ 0,0466

Theo (2): nAgNO3 = nNaCl = 0,01

⇒ nAgNO3 ban đầu ≈ 0,0566

⇒ Khối lượng AgNO3 ban đầu : 0,0566.170 ≈ 9,62 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…