Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Tìm m?
Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + FeCl2
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
→ muối khan gồm: 0,2 mol MgCl2 và 0,1 mol FeCl2
→ m = 31,7 gam
Dung dịch A chứa 0,02mol Fe(NO3)3 và 0,3mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là bao nhiêu?
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
nCu = 0,5nFe3+ + 3/2nNO3- = 0,01 + (3/2). 0,06 = 0,1 mol
→ mCu = 6,4 gam.
Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Tìm m?
Nhận thấy lượng chất rắn trước phản ứng và sau phản ứng không đổi → chứng tỏ lượng Cu bám vào bằng lượng Fe bị hoà tan
Phương trình phản ứng Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ và Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Gọi số mol Cu tạo thành là x mol → số mol Fe phản ứng là 0,05 + x
Chất rắn thu được gồm Fe và Cu
→ m - 56. ( 0,05 + x ) + 64x = m → x = 0,35
→ m = 56. ( 0,35 +0,05 ) = 22,4 gam.
Nhúng 1 thanh Mg vào 200ml dd Fe(NO3)3 1M, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra cân thấy khối lượng dung dịch giảm đi 0,8g. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là?
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
0,1 0,2 0,2
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
x x x
mdung dịch giảm = mkim loại tăng = 56x - 24. (0,1 + x) = 0,8 g
→ x = 0,1
→ mMg tan = 0,2. 24 = 4,8 g
Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Tìm V?
H2SO4 loãng nên khí thoát ra là H2
nH2SO4 = nH2 = x mol
Bảo toàn khối lượng:
29 + 98x = 86,6 + 2x
=> x = 0,6
=> V = 13,44 lít
Cho 13,33 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A, 7,728 lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
nH2SO4 = nH2 = 0,345 mol
mAl + mMg = 13,33 – 6,4 = 6,93g
=> mmuối = mAl + mMg + mSO42- = 40,05 gam
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Các phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
z 3z/2
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
x x
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
y y
nH2 (1) = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Số mol H2 (2), (3): nH2 (2), (3) = 38,08/22,4 = 1,7 mol
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al
Theo bài ra ta có hệ phương trình.
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
%mFe = (1,55.56)/100. 100% = 86,8%
%mCr = (0,15.52)/100. 100% = 7,8%
%mAl = 100% - (86,8% + 7,8%) = 5,4%
Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO; 0,05 mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, tính khối lượng muối khan thu được
mmuối khan = mFe, Cu, Ag + mNO3-
Có: nNO3- = 3.nNO + 8.nN2O = 3. 0,15 + 8. 0,05 = 0,85 mol
mmuối khan = 58 + 0,95. 62 = 110,7 (g)
Đốt cháy hoàn toàn 3,86g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu thu được 4,66g oxit. Cho toàn bộ lượng oxit này tác dụng với dung dịch axit H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng tối thiểu
mO = moxit - mkim loại = 4,66 - 3,86 = 0,8g
nO = 0,8/16 = 0,05 mol
nO = 2nH+ = nH2SO4 = 0,05 mol
=> V = (0,05. 98. 100)/(20. 1,14) = 21,5 ml
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol Al; 0,05 mol Zn và 0,03 mol Fe cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 a mol/l. Giá trị của a là?
∑nH+ = 0,2. 0,2 + 0,2. 2a = 0,02 + 0,4a (mol)
∑ne cho = 0,01. 3 + 0,05. 2 + 0,03. 2 = 0,19 (mol)
Ta có: ne cho = ne nhận = nH+
0,02 + 0,4a = 0,19 → a = 0,425
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB