Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Các phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
z 3z/2
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
x x
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
y y
nH2 (1) = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Số mol H2 (2), (3): nH2 (2), (3) = 38,08/22,4 = 1,7 mol
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al
Theo bài ra ta có hệ phương trình.
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là:
%mFe = (1,55.56)/100. 100% = 86,8%
%mCr = (0,15.52)/100. 100% = 7,8%
%mAl = 100% - (86,8% + 7,8%) = 5,4%
Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chống khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 => CaCO3 + H2O
Người ta có thể tổng hợp được amoniac (NH3) từ khí nitơ và khí hiđro.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Số oxi hóa của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong phản ứng hóa học đó?
a) Phản ứng xảy ra: N2 + 3H2 -> 2NH3
b) Nitơ có số oxi hóa giảm từ 0 xuống -3. Còn hiđro có số oxi hóa tăng từ 0 lên +1.
Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?
Câu A. H2N(CH2)6NH2
Câu B. CH3NHCH3
Câu C. C6H5NH2
Câu D. CH3CH(CH3)NH2
Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) CaO, CaCO3
b) CaO, MgO
Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:
a) CaO và CaCO3.
Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.
Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
b) CaO và MgO.
Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.
Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hiđro để khử sắt(II) oxit và thu được 11,2 g Fe.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.
c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).
nFe = 0,2 mol
Phương trình hóa học của phản ứng:
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O.
Khử 1 mol Fe2O3 cho 2 mol Fe.
x mol Fe2O3 → 0,2 mol.
x = 0,2 : 2 =0,1 mol.
m = 0,1 .160 =16g.
Khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol H2.
Vậy khử 0,1 mol Fe2O3 cần 0,3 mol H2.
V= 0,3 .22.4 = 6,72l.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB