Câu hỏi hoá học

Các câu hỏi phổ biến về phương trình và chất hóa học

Tin tức thú vị

Các câu hỏi bài tập hoá học mới nhất

Cho biết 3 tính chất vật lí của kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết 3 tính chất vật lí của kim loại.


Đáp án:

Ba tính chất vật lí của kim loại là : tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn ra những phản ứng hoá học để chứng minh rằng : a) Từ các đơn chất có thể điều chế hợp chất hoá học. b) Từ hợp chất hoá học có thể điều chế các đơn chất. c) Từ hợp chất hoá học này có thể điều chế hợp chất hoá học khác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dẫn ra những phản ứng hoá học để chứng minh rằng :

a) Từ các đơn chất có thể điều chế hợp chất hoá học.

b) Từ hợp chất hoá học có thể điều chế các đơn chất.

c) Từ hợp chất hoá học này có thể điều chế hợp chất hoá học khác.


Đáp án:

a) Thí dụ, từ hai đơn chất Na và Cl2 có thể điều chế hợp chất NaCl.

2Na + Cl2 → 2NaCl

b) Từ hợp chất H2O bằng phương pháp điện phân có thể điều chế các đơn chất là H2 và O2.

2H2O → 2H2 + O2

c) Từ hợp chất bazơ Cu(OH)2 có thể điều chế hợp chất oxit CuO bằng phươnu pháp nhiệt phân. Hoặc từ muối CaCO3 có thể điều chế các oxit CaO, CO2.

Cu(OH)2 → CuO + H2O

Xem đáp án và giải thích
Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần : CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k) Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :

CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)

Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :

a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :

1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?

2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?

3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?

4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?

b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.


Đáp án:

a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).

2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.

3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.

4. Ống nghiệm D.

b) Phần tính toán :

Theo phương trình hoá học :

124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.

Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :

mCuO = 80x12,4/124 = 8g

Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.

Xem đáp án và giải thích
Có những chất sau : CuSO4, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2. a) Hãy sắp xếp các chất đã cho thành một dãy chuyển đổi hoá học. b) Viết các phương trình hoá học theo dãy chuyển đổi đã sắp xếp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất sau : CuSO4, CuCl2, CuO, Cu(OH)2, Cu(NO3)2.

a) Hãy sắp xếp các chất đã cho thành một dãy chuyển đổi hoá học.

b) Viết các phương trình hoá học theo dãy chuyển đổi đã sắp xếp.


Đáp án:

a)

CuSO4 → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu(NO3)2.

b)

CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + CuCl2

CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2

Cu(OH)2 to→CuO + H2O

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,8 kg NH3 tác dụng với dung dịch H3PO4 thấy tạo ra 36,2 kg hỗn hợp hai muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 theo phương trình hoá học : 2NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4 NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4 a) Hãy tính khối lượng axit H3PO4đã tham gia phản ứng b) Tính khối lượng mỗi muối được tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,8 kg NH3 tác dụng với dung dịch H3PO4 thấy tạo ra 36,2 kg hỗn hợp hai muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 theo phương trình hoá học :

2NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4

NH3 + H3PO4 → (NH4)2HPO4

a) Hãy tính khối lượng axit H3PO4đã tham gia phản ứng

b) Tính khối lượng mỗi muối được tạo thành.


Đáp án:

a) Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có :

mNH3 + mH3PO4 = mmuoi

Vậy mH3PO4 = mmuoi - mNH3 = 36,2 - 6,8 = 29,4g

b) Gọi khối lượng muối (NH4)2HPO4 là x kg => mNH3 p/u là 34x/132kg

NH4H2PO4 là y kg → mNH3 p/u là 17y/115kg

Ta có: 34x/132 + 17y/115 = 6,8 & x + y = 36,2

=> x = 13,2; y = 23

Xem đáp án và giải thích
Điều chế phân đạm amoni nitrat NH4NO3 bằng phản ứng của canxi nitrat Ca(NO3)2 với amoni cacbonat (NH4)2CO3. a) Viết phương trình hoá học. b) Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào ? Vì sao phản ứng này có thể xảy ra được ? c) Cần phải dùng bao nhiêu tấn canxi nitrat và amoni cacbonat đế sản xuất được 8 tấn phân đạm amoni nitrat ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều chế phân đạm amoni nitrat NH4NO3 bằng phản ứng của canxi nitrat Ca(NO3)2 với amoni cacbonat (NH4)2CO3.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Phản ứng này thuộc loại phản ứng nào ? Vì sao phản ứng này có thể xảy ra được ?

c) Cần phải dùng bao nhiêu tấn canxi nitrat và amoni cacbonat đế sản xuất được 8 tấn phân đạm amoni nitrat ?


Đáp án:

a) Phương trình hoá học :

Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3 + 2NH4NO3

b) Phản ứng này thuộc loại phản ứng trao đổi giữa hai dung dịch muối. Phản ứng xảy ra được vì tạo thành chất kết tủa là CaCO3.

c) Tính khối lượng các chất tham gia :

Để sản xuất được 80 x 2 = 160 (tấn) NH4NO3 cần 96 tấn (NH4)2CO3 và 164 tấn Ca(NO3)2. Để sản xuất được 8 tấn NH4NO3 cần :

96x8/160 = 4,8 tấn (NH4)2CO3

Và 168x8/160 = 8,2 tấn Cu(NO3)2

Xem đáp án và giải thích
Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí amoniac NH3 tác dụng với khí cacbon đioxit CO2 : 2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O Để có thê sản xuất được 6 tấn urê, cần phải dùng a) Bao nhiêu tấn NH3 và CO2 ? b) bao nhiêu m3 khí NH3 và CO2(đktc) ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urê bằng cách cho khí amoniac NH3 tác dụng với khí cacbon đioxit CO2 :

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

Để có thê sản xuất được 6 tấn urê, cần phải dùng

a) Bao nhiêu tấn NH3 và CO2 ?

b) bao nhiêu m3 khí NH3 và CO2(đktc) ?


Đáp án:

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

Cứ 2.17 (g) NH3 thì tạo ra 60g ure (CO(NH2)2)

⇒ mNH3 = 6.2.17/60 = 3,4 (tấn)

mCO2 = 6,44/60 = 4,4 tấn

2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O

nure = m/M = 6000000/60 = 100000 mol

nNH3 = 100000x2/1 = 200000

VNH3 = n.22,4 = 200000x22,4= 4480000 = 4480 (m3)

nCO2 = 100000 mol

VCO2 = 100000 x 22,4 = 2240000l = 2240 (m3)

Xem đáp án và giải thích
Có ba mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là : phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân lân Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có ba mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là : phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân lân Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

Lấy một lượng nhỏ mỗi mẫu phân bón vào ống nghiệm. Thêm 4 - 5 ml nước, khuấy kĩ và lọc lấy nước lọc.

Lấy 1 ml nước lọc của từng loại phân bón vào ống nghiệm. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch Na2CO3, nếu có kết tủa trắng thì phân bón hoá học đó là Ca(H2PO4)2 :

Na2CO3 + Ca(H2PO4)2 → CaCO3 + 2NaH2PO4

- Lấy 1 ml nước lọc của hai loại phân bón còn lại, thử bằng dung dịch AgNO3, nếu có kết tủa trắng thì phân bón đó là KCl :

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3

- Nước lọc nào không có phản ứng hoá học với hai thuốc thử trên là NH4NO3.

Xem đáp án và giải thích
Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Cho a gam kết tủa trên tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí ở đktc và còn lại b gam chất rắn không tan. Hãy tính a, b.


Đáp án:

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

2HCl + BaCO3 → BaCl2 + CO2 + H2O

Kết tủa thu được gồm BaCO3, BaSO4

Khí thoát ra là khí CO2.

Chất rắn còn lại không tan là BaSO4.

Theo các phương trình hoá học

nNa2CO3 = nBaCO3 = nCO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol

Vậy mNa2CO3 = 0,1 x 106 = 10,6 g → mNa2SO4 = 24,8 - 10,6 = 14,2 g

→ nNa2SO4 = 14,2/142 = 0,1 mol → mBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7g

mBaSO4 = 0,1 x 233 = 23,3g = b

→ a = 19,7 + 23,3 = 43g

Xem đáp án và giải thích
Biết 5 gam hỗn hợp 2 muối là Na2C03 và NaCl tác dựng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu được 448 ml khí (đktc). a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết 5 gam hỗn hợp 2 muối là Na2C03 và NaCl tác dựng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu được 448 ml khí (đktc).

a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2(1)

nkhi = nCO2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol; nHCl = 0,02.2/1 = 0,04 mol

a) CM = n/V = 0,04/0,02 = 2M

b) nNaCl(1) = 0,02.2/1 = 0,04 (mol) → mNaCl(1) = 0,04 x 58,5 = 2,34g

c) nNa2CO3 = 0,02.1/1 = 0,02 (mol) → mNa2CO3 = 0,02 x 106 = 2,12g

%mNa2CO3 = (2,12/5).100% = 42,4%

%mNaCl = 100% - 42,4% = 57,6%

Xem đáp án và giải thích

Câu hỏi về chất hóa học

Chất (CH3COO)2Ca tên là gì ? Chất (NH2)2CO tên là gì ? Chất (NH4)2CO3 tên là gì ? Chất (NH4)2Cr2O7 tên là gì ? Chất (NH4)2SO4 tên là gì ? Chất (NH4)3PO4 tên là gì ? Chất Ag tên là gì ? Chất Ag2O tên là gì ? Chất AgBr tên là gì ? Chất AgCl tên là gì ?

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Chất AgNO3 tên là gì ? Chất AgOH tên là gì ? Chất Al tên là gì ? Chất Al(OH)3 tên là gì ? Chất Al2(CO3)3 tên là gì ? Chất Al2(SO4)3 tên là gì ? Chất Al2O3 tên là gì ? Chất Al2S3 tên là gì ? Chất AlCl3 tên là gì ? Chất AlN tên là gì ? Chất Au tên là gì ? Chất Ba(NO3)2 tên là gì ? Chất BaCl2 tên là gì ? Chất BaO tên là gì ? Chất Br2 tên là gì ? Chất C tên là gì ? Chất C2H2 tên là gì ? Chất C2H4 tên là gì ? Chất C2H4Br2 tên là gì ? Chất C2H5OH tên là gì ? Chất C2H6 tên là gì ? Chất C4H6 tên là gì ? Chất CH3CH=CHCH3 tên là gì ? Chất C6H12O6 tên là gì ? Chất C6H5Cl tên là gì ? Chất C6H5NH2 tên là gì ? Chất C6H5NH3Cl tên là gì ? Chất C6H5OH tên là gì ? Chất C6H5ONa tên là gì ? Chất C6H6 tên là gì ? Chất Ca tên là gì ? Chất Ca(H2PO4)2 tên là gì ? Chất Ca(HCO3)2 tên là gì ? Chất Ca(NO3)2 tên là gì ? Chất Ca(OH)2 tên là gì ? Chất Ca3(PO4)2 tên là gì ? Chất Ca3N2 tên là gì ? Chất Ca3P2 tên là gì ? Chất CaC2 tên là gì ? Chất CaCO3 tên là gì ?

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…