Có ba mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là : phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân lân Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có ba mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là : phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân lân Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

Lấy một lượng nhỏ mỗi mẫu phân bón vào ống nghiệm. Thêm 4 - 5 ml nước, khuấy kĩ và lọc lấy nước lọc.

Lấy 1 ml nước lọc của từng loại phân bón vào ống nghiệm. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch Na2CO3, nếu có kết tủa trắng thì phân bón hoá học đó là Ca(H2PO4)2 :

Na2CO3 + Ca(H2PO4)2 → CaCO3 + 2NaH2PO4

- Lấy 1 ml nước lọc của hai loại phân bón còn lại, thử bằng dung dịch AgNO3, nếu có kết tủa trắng thì phân bón đó là KCl :

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3

- Nước lọc nào không có phản ứng hoá học với hai thuốc thử trên là NH4NO3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho X mol Mg và y mol Zn vào dung dịch chứa m mol Cu2+ và n mol Ag+. Biết rằng x > n/2. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại. Giá trị của y cần thỏa mãn điều kiện nào
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho X mol Mg và y mol Zn vào dung dịch chứa m mol Cu2+ và n mol Ag+. Biết rằng x > n/2. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại. Giá trị của y cần thỏa mãn điều kiện nào?


Đáp án:

Theo đề bài x > n/2 hay 2x > n. Như vậy: số mol e do Mg nhường lớn hơn số mol e mà Ag+ có thể nhận. Tức là Ag+ đã phản ứng hết.

Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại là Mg2+, Zn2+, Cu2+ dư

Số mol e do Mg và Zn nhường phải nhỏ hơn tổng số mol e mà Ag+ và Cu2+ có thể nhận.

Ta có: 2x + 2y < 2m + 2n hay y < m - x - 0,5n

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính thể tích của 8g khí oxi ở đktc?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính thể tích của 8g khí oxi ở đktc?


Đáp án:

Khối lượng mol của O2 là: MO2 = 16.2 = 32 g/mol

Số mol phân tử O2 là: nO2 = 0,25 mol

Thể tích của 8g khí oxi ở đktc là:

VO2 = nO2 . 22,4 = 0,25.22,4 = 5,6 lít.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám. Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám.

   Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.


Đáp án:

 Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có công thức khối lượng của phản ứng:

    mFe + mS = mFeS

   Khối lượng lưu huỳnh đã hóa hợp với sắt là:

   mS = mFeS – mFe = 44 – 28 = 16(g)

   Khối lượng lưu huỳnh lấy dư: 20 – 16 = 4 (g)

Xem đáp án và giải thích
Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?


Đáp án:

Tích số ion của nước là tích số của nồng độ H+ và nồng độ OH- ([H+][OH- ] ) trong nước và cả trong các dung dịch loãng của các chất khác nhau. Ở 25oC bằng thực nghiệm, người ta xác định được [H+] = [OH-] = 10-7 (M).

Vậy tích số ion của nước (ở 25oC) là [H+][OH-] = 10-14.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,45 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 87,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,45 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 87,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là


Đáp án:

Giải

Chất rắn T gồm 3 kim loại là Cu (2x), Ag (x) và Fe dư (y)

mT = 64.2x + 108x + 56y = 87,6 (1)

Bảo toàn electron: 2.2x + x + 3y = 1,2.2 (2)

Từ (1), (2) → x = y = 0,3

Bảo toàn electron:

2(a - y) +0,45.2 = 2.2x + x → a = 0,6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…