Câu hỏi hoá học

Các câu hỏi phổ biến về phương trình và chất hóa học

Tin tức thú vị

Các câu hỏi bài tập hoá học mới nhất

Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Tìm kim loại trong muối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân hòa toàn 2,22 gam muối clorua kim loại ở trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Tìm kim loại trong muối.


Đáp án:

Khí thoát ra ở anot chính là Clo với số mol bằng: nCl2 = 0,02 (mol)

Tại catot: Mn+ + ne → M

Theo định luật bảo toàn khối lượng mM = mmuối – mClo = 2,22 – 0,02.71 = 0,8 (gam)

Tại anot: 2Cl→ Cl2 + 2e

Theo định luật bảo toàn e ta có nM = 0,4/n ⇒ M = 20.n ⇒ n = 2 và M là Ca.

Xem đáp án và giải thích
Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m.


Đáp án:

Ta có: mO = 0,32 (g) → nO = 0,32/16 = 0,02 (mol) nên số mol của hỗn hợp CO, H2 cũng bằng 0,02 (mol)

⇒ V = 0,02. 22,4 = 0,448 (l).

Theo định luật bảo toàn khối lượng: m = 16,8 – 0,02.16 = 16,48 (g).

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm V?


Đáp án:

Gọi công thức của oxit kim loại là M2On.

Ta có: M2On → M2(SO4)n

          O → SO42-

1 mol → mtăng = 96 -16 = 80 gam

x mol → mtăng = 80x = 50 – 20 = 30 gam

→ x = nO/oxit = 30/80 = 0,375 mol

Khi khử oxit bằng CO ta có: nO/oxit = nCO = 0,375 mol

→ VCO = 0,375.22,4 = 8,4 l

Xem đáp án và giải thích
Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là gì?


Đáp án:

Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng

Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+

Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân dung dịch CuCl2, điện cực trơ bằng dòng điện 5A trong 45 phút 20 giây. Tính khối lượng kim loại sinh ra trên catot và thể tích khí sinh ra ở anot (ở đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân dung dịch CuCl2, điện cực trơ bằng dòng điện 5A trong 45 phút 20 giây. Tính khối lượng kim loại sinh ra trên catot và thể tích khí sinh ra ở anot (ở đktc).


Đáp án:

CuCl2 -đp dung dịch→ Cu + Cl2

Áp dụng công thức có:

mCu = (64×5×2720)/(2×96500) = 4,512 g → nCl2 = nCu = 4,512/64 = 0,0705 mol

VCl2 = 0,0705 × 22,4 = 1,5792 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

Kim loại + HCl → muối + H2

Ta có: mdung dịch tăng = mkim loại – mkhí thoát ra

⇒ mH2 = 7,8 - 7 = 0,8 (gam) ⇒ nH2 = 0,4 (mol)

Áp dụng bảo toàn nguyên tử H: nHCl = 2.nH2 = 0,8 (mol).

Xem đáp án và giải thích
Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Tìm M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Tìm M?


Đáp án:

nAgNO3 = 1. 0,2 = 0,2 mol

M (0,1) + 2AgNO3 (0,2) → M(NO3)2 (0,1) + 2Ag

mmuối = 0,1(M + 62.2) = 18,8 → M = 64

Vậy M là Cu.

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.


Đáp án:

Zn (a) + 2Fe(NO3)3 (2a) → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (1)

Zn + Fe(NO3)→ Zn(NO3)2 + Fe (2)

Từ 2 phương trình trên ta thấy, để sau phản ứng không có kim loại thì Zn phải phản ứng hết ở phản ứng (1), khi đó 2a ≤ b hay b ≥ 2a.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. Khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. Khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?


Đáp án:

Fe (x) + CuSO4 (x) → FeSO4 (x) + Cu (x)

Suy ra: mtăng = -56.x + 64x = 1,2

8x = 1,2 ⇒ x = 0,15.

mCu = 0,15.64 = 9,6 g

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là chất gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là chất gì?


Đáp án:

Mg + 2H2SO4(đ) -to→ MgSO4 + SO2 ↑ +2H2O

2Fe + 6H2SO4(đ) -to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

Sau phản ứng Fe dư:

Fe dư + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

→ Chất tan có trong dung dịch Y gồm MgSO4 và FeSO4

Xem đáp án và giải thích
Advertisement

Câu hỏi về chất hóa học

Chất (CH3COO)2Ca tên là gì ? Chất (NH2)2CO tên là gì ? Chất (NH4)2CO3 tên là gì ? Chất (NH4)2Cr2O7 tên là gì ? Chất (NH4)2SO4 tên là gì ? Chất (NH4)3PO4 tên là gì ? Chất Ag tên là gì ? Chất Ag2O tên là gì ? Chất AgBr tên là gì ? Chất AgCl tên là gì ?

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Chất AgNO3 tên là gì ? Chất AgOH tên là gì ? Chất Al tên là gì ? Chất Al(OH)3 tên là gì ? Chất Al2(CO3)3 tên là gì ? Chất Al2(SO4)3 tên là gì ? Chất Al2O3 tên là gì ? Chất Al2S3 tên là gì ? Chất AlCl3 tên là gì ? Chất AlN tên là gì ? Chất Au tên là gì ? Chất Ba(NO3)2 tên là gì ? Chất BaCl2 tên là gì ? Chất BaO tên là gì ? Chất Br2 tên là gì ? Chất C tên là gì ? Chất C2H2 tên là gì ? Chất C2H4 tên là gì ? Chất C2H4Br2 tên là gì ? Chất C2H5OH tên là gì ? Chất C2H6 tên là gì ? Chất C4H6 tên là gì ? Chất CH3CH=CHCH3 tên là gì ? Chất C6H12O6 tên là gì ? Chất C6H5Cl tên là gì ? Chất C6H5NH2 tên là gì ? Chất C6H5NH3Cl tên là gì ? Chất C6H5OH tên là gì ? Chất C6H5ONa tên là gì ? Chất C6H6 tên là gì ? Chất Ca tên là gì ? Chất Ca(H2PO4)2 tên là gì ? Chất Ca(HCO3)2 tên là gì ? Chất Ca(NO3)2 tên là gì ? Chất Ca(OH)2 tên là gì ? Chất Ca3(PO4)2 tên là gì ? Chất Ca3N2 tên là gì ? Chất Ca3P2 tên là gì ? Chất CaC2 tên là gì ? Chất CaCO3 tên là gì ?
Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…