Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là gì?


Đáp án:

Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng

Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+

Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit có CTCT như sau: H2NCHCH3CONHCH2CONHCHCH(CH3)2COOH. Tên gọi đúng của peptit trên là


Đáp án:

Đây là peptit do đó ta để ý các peptit nối với nhau bởi liên kết CO-NH:

H2NCHCH3CO-NHCH2CO-NHCHCH(CH3)2COOH

⇒ Tên gọi của amin là Ala-Gly-Val

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl3, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. X là:

Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3, CuO

  • Câu B. Fe2O3, CuO, BaSO4

  • Câu C. Fe3O4, CuO, BaSO4

  • Câu D. FeO, CuO, Al2O3

Xem đáp án và giải thích
Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?



Đáp án:

Tính chất hóa học của Al và Cr:

* Giống nhau: - Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)

- Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước

- Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)

* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)

- Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.

 




Xem đáp án và giải thích
Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Xác định kim loại M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Xác định kim loại M?


Đáp án:

Ta có nNO = 4,48 / 22,4 = 0,2 mol.

3M + 4HNO3 → 3M(NO3)n + nNO + 2H2O.

nM = 0,6 / n.

MM = 32n.

=> n = 2 => M = Cu.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân các chất sau trong dung dịch NaOH: 1,2- đicloetan; benzylclorua; antyl bromua; xiclohexyl clorua.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân các chất sau trong dung dịch NaOH: 1,2- đicloetan; benzylclorua; antyl bromua; xiclohexyl clorua.


Đáp án:

Phương trình phản ứng theo thứ tự các chất:

   Cl-CH2-CH2-Cl + 2NaOH → OH-CH2-CH2-OH + 2NaCl

   C6H5-CH2-Cl + NaOH → C6H5-CH2-OH + NaCl

   CH2=CH-CH2-Br + NaOH → CH2=CH-CH2-OH + NaBr

   C6H11-Cl + NaOH → C6H11-OH + NaCl

Phương trình phản ứng theo CTCT:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…