Để trung hòa hoàn toàn dung dịch thu được khi thủy phân 4,54g photpho trihalogenua cần 55ml dung dịch natri hiđroxit 3M. Xác định công thức của photpho trihalogenua đó, biết rằng phản ứng thủy phân tạo ra hai axit, trong đó có axit H3PO4 là axit hai nấc.
Photpho trihalogenua PX3, khối lượng mol nguyên tử của X là X, đặt số mol PX3 là x mol, nNaOH= 3.0,055 = 0,165 mol
PX3 + 3H2O ---> H3PO3 + 3HX (1)
x x 3x
H3PO3 + 2NaOH --> Na2HPO3 + 2H2O (2)
x 2x
HX + NaOH ---> NaX + H2O (3)
3x 3x
Từ (1) ,(2) và (3) ⇒ 2x + 3x = 0,165 ⇒ x = 0,033
Ta có : 0,033(31 + 3X) = 4,54 ⇒ X = 35,5 (g/mol)
Vậy X là Cl.
Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống:
a) Các vật liệu polime thường là chất ....(1)...không bay hơi.
b) Hầu hết các polime ...(2)...trong nước và các dung môi thông thường.
c) Polime là những chất...(3)...do nhiều....(4)....liên kết với nhau.
d) Polietilen và poli (vinyl clorua) là loại polime ...(5)....còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime....(6)....
(1) rắn; (2) không tan; (3) có phân tử khối rất lớn; (4) mắt xích; (5) tổng hợp; (6) thiên nhiên.
Theo số liệu ở bảng 1 Bài 1 trang 8:
a) Hãy tính khối lượng g của nguyên tử nitơ (gồm 7 proton, 7 notron, 7 electron) (Đây là phép tính gần đúng).
b) Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử.
a) Tổng khối lượng của electron: 7 × 9,1.10-28 = 63,7.10-28g
- Tổng khối lượng của proton: 7 × 1,67.10-24 = 11,69.10-24g
- Tổng khối lượng của notron: 7 × 1,675.10-24 = 11,72.10-24g
Khối lượng của nguyên tử nitơ = me + mp + mn = 23,43.10-24g.
b) Tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên tử
Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.
Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.
Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol Mg, Al trong hỗn hợp.
Phương trình phản ứng:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)
x mol x mol
2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2 (2)
y mol 3y/2 mol
2Al + 2NaOH + 6H2O → NaAlO2 + 3H2 (3)
y mol 3y/2 mol
Số mol H2
nH2 (1,2) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)
nH2 (3) = 6,72/22,4 = 0,3 mol
Theo đầu bài ta có hệ phương trình:
x + 3/2y = 0,4 => x = 0,1, y = 0,2
3/2y = 0,3
mMg = 24.0,1 = 2,4 (g)
mAl = 27.0,2 = 5,4 (g)
Hai nguyên tử magie nặng bằng mấy nguyên tử oxi?
Khối lượng của 2 nguyên tử Mg: 2.24 = 48đvC
Khối lượng của nguyên tử O là 16 đvC
Tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tử Mg so với nguyên tử O là: 48 : 16 = 3 lần
Vậy 2 nguyên tử magie nặng bằng 3 nguyên tử oxi
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB