Cho ba chất gồm MgO, N2O5, K2O đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Cho ba chất gồm MgO, N2O5, K2O đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn. Để nhận biết các chất trên, ta dùng thuốc thử là:


Đáp án:
  • Câu A. Nước

  • Câu B. Nước và phenolphthalein Đáp án đúng

  • Câu C. dung dịch HCl

  • Câu D. dung dịch H2SO4

Giải thích:

Chọn B.

Cho nước vào các mẫu thử chứa các chất trên:

Chất nào không tan là MgO

Chất nào tan thành dung dịch là: N2O5

PTHH: N2O5 + H2O → 2HNO3

Chất nào tan, dung dịch làm phenol chuyển hồng là K2O

PTHH: K2O + H2O → 2KOH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, Pb(OH)2, Al, ZnO, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 7

  • Câu C. 5

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Cho Mg tác dụng với dd HNO3 loãng, dư (c) Cho CaOCl2 vào dung dịch HCl đặc. (d) Sục khí CO2 vào dd Na2CO3 (dư). (e) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (h) Cho Cu vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm chắc chắn sinh ra chất khí là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng: – A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro. – C và D không phản ứng với dung dịch HCl. – B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A. – D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C. Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần). a) B, D, C, A b) D, A, B, C c) B, A, D, C d) A, B, C, D e) C, B, D, A
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 kim loại A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:

– A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hiđro.

– C và D không phản ứng với dung dịch HCl.

– B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A.

– D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần).

a) B, D, C, A

b) D, A, B, C

c) B, A, D, C

d) A, B, C, D

e) C, B, D, A


Đáp án:

A, B tác dụng với HCl và C, D không phản ứng với HCl ⇒ A,B hoạt động mạnh hơn B, C

B tác dụng với dung dịch muối A và giải phóng A ⇒ B hoạt động mạnh hơn A

D tác dụng với dung dịch muối C và giải phóng C ⇒ D mạnh hơn C

⇒Sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: B, A, D, C

Phương án c đúng.

Xem đáp án và giải thích
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các este mạch hở có công thức phân tử C3H6O2,C4H6O2được tạo ra từ ancol và axit thích hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các este mạch hở có công thức phân tử được tạo ra từ ancol và axit thích hợp.



Đáp án:

Este C3H6O2 phải là este no, đơn chức ứng với các công thức cấu tạo:

HCOOC2H5 (etyl fomat); CH3COOCH3 (metyl axetat)

Este C4H6O2 phải là este không no, đơn chức. Các este tạo ra từ ancol và axit gồm các đồng phân có công thúc cấu tạo

CH2=CHCOOCH3 (metyl acrylat) ; HCOOCH2CH=CH2 (anlyl fomat)



Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp nào sau đây thuộc loại đipeptit ?


Đáp án:
  • Câu A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

  • Câu B. H2N-CH2-CH2-CO-CH2-COOH

  • Câu C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH

  • Câu D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…