Cho sơ đồ phản ứng sau:
CaCO3 -H = 100%→ CaO -H = 80%→ CaC2 -H = 100%→ C2H2.
Từ 100 gam CaCO3, hãy cho biết cuối quá trình phản ứng thu được bao nhiêu lít C2H2.
H% chung = 100%. 80%. 100% = 80%
CaCO3 -H = 80%→ C2H2
100g → 26g
100g -H = 80%→ 100. 26/100. 80% = 20,8g
⇒ V = 20,8 : 26 .22,4 = 17,92 lít
Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (đktc). Xác định giá trị của m.
Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (10,44 gam) --+HNO3--> NO2, Fe3+
Áp dụng định luật bảo toàn electron cho cả quá trình:
Fe3+ --+CO--> FeX --+HNO3--> Fe3+
C2+ → 4+ + 2e
a 2a mol
N5+ + 1e → N+4
0,195 mol
BTe => 2a = 0,195 => a = 0,0975 (mol)
=> nCO = 0,0975 mol = nCO2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mFe2O3 +mCO phản ứng= mX + mCO2
=> mFe2O3 = 10,44 + 0,0975. (44 - 28) = 12g
Câu A. 2,24 lít
Câu B. 3,36 lít.
Câu C. 4,48 lít.
Câu D. 6,72 lít.
Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 24,25 gam muối của glyxin, 22,20 gam muối của alanin và 13,90 gam muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là?
Giả sử số mol của X, Y, Z lần lượt là 2x, x, x (mol)
nNaOH = nGly-Na + nAla-Na + nVal-Na = 0,25 + 0,2 + 0,1 = 0,55 mol
Lại có: nNaOH = 2nX + 3nY + 4nZ → 0,55 = 2.2x + 3x + 4x → x = 0,05 mol.
→ nE = 4x = 0,2 mol
Quy đổi hỗn hợp E thành: C2H3ON (a mol); CH2 (b mol) và H2O (c mol)
nNaOH = 0,55 mol → a = 0,55 mol.
npeptit (E) = c = 0,2 mol.
Bảo toàn C có: 2a + b = 2.nGly + 3.nAla + 5.nVal → 2.0,55 + b = 2.0,25 + 3.0,2 + 0,1.5 → b = 0,5 mol.
→ mE = 57.0,55 + 14.0,5 + 0,2.18 = 41,95 gam.
Tỉ lệ:
Đốt cháy: 41,95 gam E → mCO2 + mH2O = 97,85 gam
Đốt cháy: m gam E → mCO2 + mH2O = 39,14 gam
m = (39,14.41,95) : 97,85 = 16,78 g
Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là gì?
Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt → ZM + 2.ZX = 58
Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt → -ZM + NM = 4
Trong hạt nhân X, số notron bằng số proton → ZX = NX
MA = ZM + NM + 2.ZX + 2.NX = (ZM + 2.ZX ) + NM + 2NX= 58 + NM + 58 - ZM = 116 + NM- ZM
M chiếm 46,67% về khối lượng → ZM + NM = 7.(116 + NM - ZM)/15 → 22ZM + 8NM\
Cấu hình electron của M là [Ar]3d64s2.
Tính nồng độ H+, OH- và pH của dung dịch HCl 0,10 M và dung dịch NaOH 0,010 M.
Dung dịch HCl 0,1M: HCl → H+ + Cl-
0,1M 0,1M
⇒ [H+] = 0,1M ⇒ [OH-] = 10-14/0,1 = 10-13M ⇒ pH = -lg 0,1 = 1
Dung dịch NaOH: NaOH → Na+ + OH-
0,01M 0,01M
⇒ [OH-] = 0,01M ⇒ [H+] = 10-14/0,01 = 10-12M ⇒ pH = – lg 10-12 = 12
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB