Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm thế được không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm thế được không? Vì sao?


Đáp án:

Vì khí O2 (M =32) nặng hơn không khí (M=29) nên khi thu khí oxi ta có thể để ống nghiệm nghiêng hoặc để đứng còn khí H2 nhẹ hơn không khí nên khi thu khí phải úp ngược ống nghiệm không được để đứng ống nghiệm.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính số mol khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn một tấn than chứa 95% cacbon, còn lại là các tạp chất không cháy?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tính số mol khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn một tấn than chứa 95% cacbon, còn lại là các tạp chất không cháy?


Đáp án:

Khối lượng C trong 1 tấn than là: mC = 0,95 tấn = 950000 g

nC = 79166,67 mol ≈ 79167 mol.

C + O2 --t0--> CO2

Theo phương trình: nO2 = nC = 79167 mol

Xem đáp án và giải thích
Giá trị gân nhất của m
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: X là este mạch hở, đơn chức. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ) thu được muối Y và ancol Z (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hết lượng muối Y trên cần vừa đủ 0,3 mol O2, sản phẩm cháy thu được chứa 0,25 mol CO2. Nếu đốt cháy hết lượng ancol Z cần 0,4 mol O2 và thu được tổng số mol CO2 và H2O là 0,6 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. 9

  • Câu B. 11

  • Câu C. 12

  • Câu D. 10

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được dung dịch chứa m gam KOH. Tính m ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được dung dịch chứa m gam KOH. Tính m ?


Đáp án:

Số mol K2O là: nK2O =0,12 mol

K2O + H2O → 2KOH

0,12 → 0,24 (mol)

Khối lượng KOH có trong dung dịch thu được là:

mKOH = nKOH.MKOH = 0,24.56 = 13,44 gam.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau

  • Câu B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc

  • Câu C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở

  • Câu D. Metyl α-glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở

Xem đáp án và giải thích
Cho 13,8 gam glixerol phản ứng hoàn toàn với axit hữu cơ đơn chức B, chỉ thu được chất hữu cơ E có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng của glixerol ban đầu; hiệu suất phản ứng là 73,35%. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với E ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13,8 gam glixerol phản ứng hoàn toàn với axit hữu cơ đơn chức B, chỉ thu được chất hữu cơ E có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng của glixerol ban đầu; hiệu suất phản ứng là 73,35%. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với E ?


Đáp án:

Trước hết phải tìm nhanh ra CTPT của E.

Ta có: mE = 1,18. 13,8 = 16,284 gam.

Có hiệu suất nên số mol glixerol phản ứng là: (13,8.0,735) : 92 = 0,11025 mol

(số mol E luôn bằng số mol glixerol phản ứng ).

=> M(E) = 16,284 : nE = 16,284 : 0,11025 = 148

Vậy CTPT của E là: C5H8O5.

- TH1: E là este 2 lần axit HCOOH của glixerol ( còn 1 nhóm -OH ancol).

Gọi gốc HCOO- là 1; HO- là 0 và C3H5- là gốc R thì ta có 2 CTCT thỏa mãn là: R-101 và R-110.

- TH2: E là este 1 lần axit C3H6O2 và còn 2 nhóm HO-

Tương tự, gọi gốc axit là 1, HO- là 0 và C3H5 là R ta có các CTCT là: R-100 và R-010.

Như vậy, tổng tất cả có 4 CTCT thỏa mãn phù hợp với E.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…