Tìm phần trăm khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp T gồm 2 este đơn chức X, Y (MX < MY). Đun nóng 15 gam T với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam hỗn hợp Z gồm 2 ancol (có phân tử khối hơn kém nhau 14u) và hỗn hợp hai muối. Đốt cháy m gam Z, thu được 9,408 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong T là


Đáp án:
  • Câu A. 59,2%. Đáp án đúng

  • Câu B. 40,8%.

  • Câu C. 70,4%.

  • Câu D. 29,6%

Giải thích:

* Hướng giải 1: Xét hỗn hợp Z. Khi đốt hỗn hợp Z thì nT = nZ = nH2O - nCO2 = 0,18 mol; => C(Z) = 0,42 : 0,18 = 2,33; vậy trong hỗn hợp Z chứa C2H5OH và C3H7OH. Khi đó ta có: nC2H5OH + nC3H7OH = 0,18 và 2nC2H5OH + 3nC3H7OH = 0,42; => nC2H5OH = 0,12 mol và nC3H7OH = 0,06 mol; (1) Xét hỗn hợp T, ta có MT = 15 : 0,18 = 83,33; (2) Từ (1) và (2) ta suy ra trong T có chứa HCOOC2H5 (0,12 mol).; Vậy %mHCOOC2H5 = 59,2%. * Hướng giải 2: Đốt ancol Z ta có: nCO2 = 0,42 mol và nH2O = 0,6 mol; => nZ = nH2O - nCO2 = 0,18 mol; => số C = nCO2/nZ = 7/3. => C2H5OH (0,12 mol) và C3H7OH (0,06 mol); Vậy các este ban đầu là ACOOC2H5 (0,12) và BCOOC3H7 (0,06). => mT = 0,12(A + 73) + 0,06(B + 87) = 15. => 2A + B = 17. => A = 1 và B = 15 là nghiệm duy nhất. Vậy T chứa HCOOC2H5 (0,12) và CH3COOC3H7 (0,06); Do MX < MY nên X là HCOOC2H5; => %X = 59,2 %.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 4 mệnh đề sau (1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư (2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư (3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư (4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư Số mệnh đề đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có 4 mệnh đề sau

(1) Hỗn hợp N2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư

(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư

(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư

(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư

Số mệnh đề đúng là


Đáp án:

(1) Na2O + H2O → 2NaOH

1                       → 2

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

1              2

⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (1) đúng.

(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

1                             → 2

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

1         2

⟹ phản ứng vừa đủ nên tan hết ⟹ (2) đúng.

(3) 3Cu + 8H+dư + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

1                              1

Do 1/3 < 1/2 nên Cu hết, NO3- dư ⟹ hỗn hợp tan hết ⟹ (3) đúng.

(4) không thể tan hết vì CuS không phản ứng với HCl ⟹ (4) sai.

Vậy có 3 phát biểu đúng.

 

Xem đáp án và giải thích
Xenlulose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về xenlulozơ?


Đáp án:
  • Câu A. Mỗi mắc xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do, nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là [C6H7O2(OH)3]n.

  • Câu B. Xenlulozơ tác dụng được với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc thu được xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng.

  • Câu C. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit.

  • Câu D. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh mà xoắn lại thành hình lò xo.

Xem đáp án và giải thích
Có hỗn hợp bột các kim loại Al và Zn. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng kim loại và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hỗn hợp bột các kim loại Al và Zn. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng kim loại và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.



Đáp án:

- Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HC1 dư :

2A1 + 6HCl →2AlCl3 + 3H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 dư :

HCl (dư) + NH3 → NH4Cl

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓+ 3NH4Cl

ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4Cl

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

Lọc tách Al(OH)3, nhiệt phân thu được Al2O3 rồi điện phân nóng chảy.

Nước lọc cho tác dụng với dung dịch HCl thu được Zn(OH)2, nhiệt phân thành ZnO rồi khử bằng H2.




Xem đáp án và giải thích
X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam (A).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A %N = 15,73% (về khối lượng). Thủy phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56 gam (A). Tìm m?


Đáp án:

MA = 14: 0,1573 = 89 ⇒ Alanin: CH2 – CH(NH2)COOH

ntripeptit = 41,58: 231 = 0,18; nđipeptit = 25,6: 160 = 0,16; nalanin = 1,04

Bảo toàn N ta có:

4nX = 3ntripeptit + 2nđipeptit + nA = 3.0,18 + 2.0,16 + 1,04 = 1,9

⇒ nX = 0,475 ⇒ mX = 0,475.302 = 143,45g

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol khí SO2 và 0,15 mol khí CO2 a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc). b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol khí SO2 và 0,15 mol khí CO2

a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc).

b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X.


Đáp án:

a) Thể tích của hỗn hợp khí X (đktc) là:

VX = nX.22,4 = (0,25 + 0,15).22,4 = 8,96 lít

b) MCO2 = 32+2.16 = 64 g/mol

Khối lượng của 0,25 mol khí SO2 là: mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.64 = 16g.

MCO2 = 12+2.16 = 44 g/mol

Khối lượng của 0,15 mol khí CO2 là: mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,15.44 = 6,6g.

Khối lượng của hỗn hợp khí X là: mX = mCO2 + mCO2 = 16 +6,6 = 22,6g.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…