Khí CO2 có lần tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây tốt nhất?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khí CO2 có lần tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây tốt nhất?


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch NaOH dư.

  • Câu B. Dung dịch NaHCO3 bão hòa dư. Đáp án đúng

  • Câu C. Dung dịch Na2CO3 dư.

  • Câu D. Dung dịch AgNO3 dư.

Giải thích:

Đáp án B

Phươmg án A không chọn vì NaOH giữ lại cả CO2 và HCl.

Phương án C không chọn vì Na2CO3 có thể phản ứng với CO2

CO2+ Na2CO3 → 2NaHCO3

Phương án D không chọn vì AgNO3 là chất rất đắt tiền, không kinh tế.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là gì?


Đáp án:

Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp hai khí (ở đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp hai khí (ở đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Giá trị của m là


Đáp án:

nhỗn hợp khí = 0,2 mol => nH2 = 0,1 mol , nCO = 0,1 mol

=> m hỗn hơp = 0,1. 56 + 0,1. 116 = 17,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Có những chất, trong phản ứng hóa học này chúng là chất khử, nhưng trong phản ứng khác chúng là chất oxi hóa. Hãy viết phương trình hóa học minh họa nhận định trên cho những trường hợp sau: a) Axit; b) Oxit bazơ; c) Oxit axit; d) Muối; e) Đơn chất
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất, trong phản ứng hóa học này chúng là chất khử, nhưng trong phản ứng khác chúng là chất oxi hóa. Hãy viết phương trình hóa học minh họa nhận định trên cho những trường hợp sau:

a) Axit;

b) Oxit bazơ;

c) Oxit axit;

d) Muối;

e) Đơn chất


Đáp án:

a) Axit: H2SO3

H2SO3 + 2H2S -> 3S + 3H2O: H2SO3 là chất oxi hóa.

5H2SO3 + 2KMnO4 -> 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 + 3H2O: H2SO3 là chất khử.

b) Oxit bazơ: FeO

FeO  + H2  ---t0---> Fe + H2O 

FeO: chất oxi hóa

2FeO  + 4H2SO4 đặc  --t0--> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

FeO: chất khử

c) Oxit axit: SO2

SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O: SO2 là chất oxi hóa.

SO2 + Cl2 + 2H2O -> 2HCl + H2SO4: SO2 là chất khử.

d) Muối: FeCl2.

FeCl2 + 2Cl2 -> 2FeCl3: FeCl2 là chất khử.

FeCl2 + Mg -> MgCl2 + Fe : FeCl2 là chất oxi hóa.

e) Đơn chất: S

S + 2H2SO4   --t0--> 3SO2 + 2H2O; S: chất khử

S + Fe  -t0-> FeS; S; chất oxi hóa

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. a) Nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? b) Các electron ngoài cùng ở lớp electron nào? c) Viết số electron ở từng lớp electron.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

a) Nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

b) Các electron ngoài cùng ở lớp electron nào?

c) Viết số electron ở từng lớp electron.


Đáp án:

a) Nguyên tố có 6 electron lớp ngoài cùng vì ở nhóm VIA.

b) Nguyên tố có 3 lớp electron, các electron ngoài cùng ở lớp thứ 3.

c) Số electron ở từng lớp là 2, 8, 6.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định danh pháp của este có CTPT C4H6O2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân este X có CTPT C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Tên của X là:


Đáp án:
  • Câu A. Etyl axetat

  • Câu B. Metyl propionat

  • Câu C. Metyl axetat

  • Câu D. Metyl acrylat

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…