Oxi hóa - khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ hợp chất Fe(II) có tính khử?

Đáp án:
  • Câu A. Fe(OH)2 −tº→ FeO + H2O

  • Câu B. FeO + CO −tº→ Fe + CO2

  • Câu C. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

  • Câu D. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 Đáp án đúng

Giải thích:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 => Đáp án D.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày tính chất hóa học của magie nitrat
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hóa học của magie nitrat


Đáp án:

- Mang tính chất hóa học của muối

Bị phân hủy bởi nhiệt:

2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2

Tác dụng với muối

Mg(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + MgCO3

Tác dụng với dung dịch bazo

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra. b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.

b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

b) Gọi nNa2SO3 = x mol; nNaHSO3 = y mol 

nNaOH = 2x + y = 0,25.

nSO2 = x + y = 0,2.

Giải ra ta có: x = 0,05, y = 0,15.

mNaHSO3 = 0,15 x 104 = 15,6g.

mNa2SO3 = 0,05 x 126 = 6,3g.

 

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây không đúng?

Đáp án:
  • Câu A. O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.

  • Câu B. Muối AgI không tan trong nước, muốn AgF tan trong nước.

  • Câu C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.

  • Câu D. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1,2,3,4 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại

Xem đáp án và giải thích
Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm Tiến hành: Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm

Tiến hành:

Đính một mẩu giấy màu ẩm vào thanh kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác chứa khí chlorine (Hình 21.6).

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Nhận xét màu của mẩu giấy trước và sau khi cho vào bình tam giác. Giải thích.

2. Xác định vai trò của chlorine trong phản ứng với nước, tại sao nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này?


Đáp án:

1. Sau khi cho mẩu giấy màu ẩm vào bình tam giác thì mẩu giấy mất màu do một phần khí Cl2 tác dụng với nước sinh ra HClO có tính oxi hóa mạnh, có khả năng diệt khuẩn và tẩy màu.

Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO

2. Trong phản ứng của chlorine với nước thì chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.

Ta nói chlorine tự oxi hoá - tự khử trong phản ứng này vì trong phân tử chlorine có một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất oxi hóa, một nguyên tử Cl đóng vai trò là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. Khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng sunfat, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 g. Khối lượng đồng tạo ra bám trên sắt là bao nhiêu?


Đáp án:

Fe (x) + CuSO4 (x) → FeSO4 (x) + Cu (x)

Suy ra: mtăng = -56.x + 64x = 1,2

8x = 1,2 ⇒ x = 0,15.

mCu = 0,15.64 = 9,6 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…