Đốt cháy hoàn toàn 2,34g hỗn hợp gồm metyl axetat , etyl fomat và vinyl axetat rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 10g kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 2,34g hỗn hợp gồm metyl axetat , etyl fomat và vinyl axetat rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 10g kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào


Đáp án:

2 chất metyl axetat và etyl fomat cùng CTPT C3H6O2; vinyl axetat (C4H6O2)

Gọi số mol của 2 CTPT trên lần lượt là x mol và y mol. ta có hệ:

(1) khối lượng: 74x + 86y = 2,34 gam.

(2) bảo toàn C. chú ý Ca(OH)2 dư: 3x + 4y = 0,1 mol.

Vậy giải hệ: 74x + 86y = 2,34 và 3x + 3y = 0,1

=> x = 0,02 và y = 0,01

→ ∑nH2O = 0,09 mol

Chú ý là khối lượng dung dịch ( không phải khối lượng bình) nên lượng tăng:

Δm = mCO2 + mH2O - mket tua = 0,09.18 + 0,1.44 = -3,98 gam

Vậy tức là khối lượng dung dịch giảm 3,98 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp E gồm kim loại kiềm X và kim loại kiềm thổ Y thuộc cùng chu kì. Cho 11,8 gam E tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Kim loại X và Y tương ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm kim loại kiềm X và kim loại kiềm thổ Y thuộc cùng chu kì. Cho 11,8 gam E tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Kim loại X và Y tương ứng là


Đáp án:

Gọi kim loại chung là M, hóa trị x

BT e => 11,8x/M = 0,2.23

=> M = 29,5x

1 < x < 2

=> 29,5 < M < 59

Ít nhất 1 trong 2 kim loại phải có phân tử khối thuộc khoảng này. Chọn K và Ca

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hoà. a) Viết phương trình hoá học. b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hoà.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.


Đáp án:

a) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

b) nNaOH = 2nCO2 = 1,12x2 /22,4 = 0,1 (mol)

Nồng độ mol của dung dịch NaOH là 1M.

Xem đáp án và giải thích
Viết bản tường trình  1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm. 2. Điều chế axit clohiđric. 3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết bản tường trình 

1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.

2. Điều chế axit clohiđric.

3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.


Đáp án:

1. Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.

- TN: Cho vào ống nghiệm khô vài tinh thể KMnO4

Nhỏ tiếp vào ống vài giọt dd HCl đậm đặc.

Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có có đính 1 băng giấy tẩm màu

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Có khí màu vàng lục bay ra. Giấy màu ẩm bị mất màu

- Phương trình phản ứng:

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cl2 + H2O ⇆ HCl + HClO.

- Giải thích hiện tượng: Khí màu vàng lục là khí Cl2, khí Cl2 gặp môi trường nước tạo nước clo.

Nước clo có tính tẩy màu nên làm mất màu băng giấy ẩm

2. Điều chế axit clohiđric.

-TN: Dùng 2 ống nghiệm:

+ Ống 1: cho 1 ít muối ăn, sau đó rót dd H2SO4 đậm đặc vừa đủ để thấm ướt lớp muối ăn.

+ Ống 2: Thêm khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm

Lắp dụng cụ TN như hình 5.11 SGK Trang 120

Đun nóng ống nghiệm 1 đến khi sủi bọt mạnh thì dừng.

Nhúng giấy quỳ tím vào dd trong ống 2. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Có khí thoát ra ở ống 1. Giấy quỳ tím nhúng vào ống nghiệm 2 chuyển sang màu đỏ.

Phương trình phản ứng: NaCl(rắn) + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

- Giải thích. Phản ứng sinh ra khí HCl, dẫn khí vào ống nghiệm 2 ta thu được dung dịch HCl có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

Phân biệt 3 dung dịch mất nhãn: HCl, NaCl, HNO3.

- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Sử dụng thuốc thử là quỳ tím và dd AgNO3

- TN:

Lần lượt nhúng quỳ tím vào 3 mẫu thử và quan sát

+ 2 ống nghiệm làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl, HNO3.

+ ống nghiệm không làm đổi màu quỳ tím là NaCl

Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm chứa HCl, HNO3

+ Ống nghiệm có kết tủa trắng xuất hiện là ống chửa HCl

+ Ống còn lại là HNO3.

PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm: Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NH3 dư thì có tối đa bao nhiêu chất tan?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Để hoà tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi pứ kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (N¬2O và NO2 có số mol bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để hoà tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi pứ kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (N­2O và NO2 có số mol bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là:


Đáp án:

Giải

A có số mol N2O và NO2 bằng nhau => qui về NO và N2

=> A gồm NO và N2 có nA = 0,1 mol ; MA = 29g

=> nNO = nN2 = 0,05 mol

Giả sử có sp khử NH4NO3, BTNT N => nHNO3 = 4nNO + 12nN2 + 10nNH4NO3

=> 1,2 = 0,05.4+ 12.0,05 + 10nNH4NO3

=> nNH4NO3 = 0,04 mol

Ta có: 24nMg + 65nZn = 19,225

 2nMg + 2nZn = 10nN2 + 3nNO + 8n NH4NO3 = 0,97

=>nMg = 0,3 và nZn = 0,185 mol

=> %mMg = (0,3.24):19,225 = 37,45%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…