Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa?


Đáp án:

Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m

Ví dụ: tinh bột (C6H10O5)n

Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là ba loại sau đây:

Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được, như: glucozơ và fructozơ.

Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phần tử sinh ra hai phân tử monosaccarit, như: mantozơ.

Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp nhất, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, như: tinh bột, ...

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất tác dụng với dd Br2
- Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 6

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Amin CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 có tên là:

Đáp án:
  • Câu A. 3-amino butan

  • Câu B. 2-amino butan

  • Câu C. metyl propyl amin

  • Câu D. đietyl amin

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết số nguyên tử Al hoặc phân tử H2 có trong mỗi lượng chất sau: a. 1,5 mol nguyên tử Al. b. 0,5 mol phân tử H2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy cho biết số nguyên tử Al hoặc phân tử H2 có trong mỗi lượng chất sau:

a. 1,5 mol nguyên tử Al.

b. 0,5 mol phân tử H2.


Đáp án:

a. Số nguyên tử Al có trong 1,5 mol nguyên tử Al là:

A = n.N = 1,5.6.1023 = 9.1023 (nguyên tử Al).

b. Số phân tử H2 có trong 0,5 mol phân tử H2 là:

A = n.N = 0,5.6.1023 = 3.1023 (phân tử H2).

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùn nồng độ là 0,5M. a) Lấy 1 ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau? b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm la 5ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùn nồng độ là 0,5M.

   a) Lấy 1 ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau?

   b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm la 5ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.


Đáp án:

  a) Theo công thức: n = CM.V

   Muốn có số mol bằng nhau thì thể tích cũng bằng nhau

   Vì CM = 0,5 mol/l. Do đó ta phải lấy thể tích các dung dịch bằng nhau vào các ống nghiệm.

   b) Số mol chất tan có trong dung dịch của mỗi ống nghiệm:

   V = 5ml = 0,005lit

   n = CM.V = 0,5.0,005=0,0025(mol)

   mNaCl = n.M = 0,0025.58,5 = 0,14625(g)

   mH2SO4 = 0,0025.98 = 0,245(g)

   mNaOH = 0,0025.40 = 0,1(g)

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 4,6 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 4,6 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m?


Đáp án:

Ta có: nNaOH = 3nC3H5(OH)3 = 0, 3mol .

Bảo toàn khối lượng => mmuối = mX+ mNaOH – mC3H5(OH)3 = 96,6 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…