Khí X điều chế từ H2 và Cl2 ; khí Y điều chế bằng cách nung nóng KMnO4 ; khí Z sinh ra do phản ứng của Na2S03 với axit HCl ; khí A sinh ra khi nung đá vôi ; khí B thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt.
X là khí HCl ; Y là O2 ; Z là SO2 ; A là CO2 ; B là H2.
Dùng tàn đóm cháy dở : nhận được O2.
Dùng nước brom : nhận được SO2 ; Dùng nước vôi trong dư nhận được CO2 ; Dùng giấy quỳ tím ẩm : nhận được HCl ; còn lại là H2.
“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Trước phản ứng có 1,12 + 0,24 = 1,36 gam kim loại, sau phản ứng có l,88g.
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Theo (1) 24 g Mg phản ứng tạo 64 g Cu khối lượng tăng 40 g.
⇒ 0,24 g Mg phản ứng tạo 0,64 g Cu khối lượng tăng 0.4 g
⇒ nCu = 0,64/64 = 0,01 mol
Theo bài cho từ 1.36 gam kim loại sau phản ứng thu được 1.88 g tăng 0.52 g
→ Fe đã phản ứng và làm khối lượng tăng thêm 0,12 gam nữa.
Theo (2) 1 mol (56 g) Fe phản ứng tạo ra 1 mol(64 g) Cu khối lượng tăng 8 g.
→ nCu = 0,12/8 = 0,015 mol
nCuSO4 = 0,01 + 0,015 = 0,025 mol
CM CuSO4 = 0,025/0,25 = 0,1 M
Tích số ion của nước ở một số nhiệt độ như sau :
Ở 20°C : = 7.10-15
Ở 25°C : = 1. 10-14.
Ở 30°C : = 1,5. 10-14.
Hỏi sự điện li của nước là thu nhiệt hay toả nhiệt ?
Thu nhiệt, vì khi nhiệt độ tăng tích số ion của nước tăng, nghĩa là sự điện li của nước tăng, tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê.
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách nào?
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Tìm hai axit trong hỗn hợp X?
Gọi 2 axit có công thức chung là RCOOH.
Khi tham gia phản ứng với Na → nancol + naxit = 2nH2 = 0,6 mol
Vì các chất trong hỗn hợp phản ứng este hóa vừa đủ với nhau → naxit = nancol = 0,3 mol
→ nRCOOCH3 = naxit = 0,3 mol → (R + 44 + 15). 0,3 = 25
→15 (CH3) < R = 24,333 < 29 (C2H5)
Vậy axit kế tiếp nhau là CH3COOH.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB