Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3 M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Câu A. 16,20
Câu B. 42,12 Đáp án đúng
Câu C. 32,40
Câu D. 48,60
nFe = 0,15 mol; nAgNO3 =0,39 mol; Fe + 2AgNO3 --> Fe(NO3)2 + 2Ag ; 0,15 ->0,3 -> 0,15mol ; Fe(NO3)2 + AgNO3 --> Fe(NO3)3 + Ag; 0,09 0,09 ; => nAg = 0,39 mol; => mAg = 42,12g
Em hãy mô tả thí nghiệm chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn biện pháp: đun nóng dung dịch.
Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước nóng, đường sẽ tan mạnh hơn so với cho vào cốc nước lạnh vì ở nhiệt độ càng cao, phân tử nước chuyển động càng mạnh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.
Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie (Mg); kẽm (Zn); sắt (Fe); nhôm (Al). Biết rằng công thức hóa học của chất được tạo thành tương ứng là: MgS; ZnS; FeS; Al2S3
S + Mg --t0--> MgS
S + Zn --t0--> ZnS
S + Fe --t0--> FeS
3S + 2Al --t0--> Al2S3
Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Tìm phần trăm số mol của vinyl axetat trong X?
Vinyl axetat (C4H6O2): CH3COOCH=CH2
Metyl axetat (C3H6O2): CH3COOCH3
Etyl fomat (C3H6O2): HCOOC2H5
Quy đổi hỗn hợp thành: C4H6O2 và C3H6O2
Ta có số mol của H2O: nH2O = 2,16/18 = 0,12 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của C4H6O2 và C3H6O2
Theo đề bài ta có hệ phương trình sau
3x + 3y = nH2O = 0,12 và 74x + 86y = mEste = 3,08
=> %nC4H6O2 = 25%
Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:
a) Dung dịch NaOH.
b) Dung dịch HCl.
c) Dung dịch AgNO3.
Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.
a) Tác dụng với dung dịch NaOH là dung dịch các muối Mg(NO3)2 và CuCl2 vì sinh ra
Mg(OH)2 kết tủa, Cu(OH)2 kết tủa.
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl
b) Không muối nào tác dụng với dung dịch HCl.
c) Tác dụng với dung dịch AgNO3 là dung dịch muối CuCl2 tạo AgCl kết tủa trắng.
CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Cu(NO3)2.
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Tìm m?
nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol
- Do ne cho > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+
- Các phản ứng xảy ra là:
→ mCu = 0,03.64 = 1,92 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet