Amino axit X có CT dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 1,5 g X tác dụng với HCl dư thu được 2,23 g muối. Xác định tên gọi của X?
Phản ứng: H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH
⇒ Bảo toàn khối lượng: mmuối – mX = mHCl = 2,23 – 1,5 = 0,73 g
⇒ nX = nHCl = 0,02 mol
⇒ MX = R + 61 = 75 ⇒ R = 14 (CH2)
⇒ X là H2N-CH2-COOH (Glyxin)
Có các phát biểu sau:
(a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(b) Fructozơ có nhiều trong mật ong.
(d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.
(c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.
(d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
(h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Một số este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(d) Sai, Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các α-aminoaxit là liên kết peptit.
(d) Sai, Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp.
(f) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không là đồng phân của nhau.
(g) Sai, Protein hình cầu dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
Số phát biểu đúng là 4.
Hoà tan hết 25,2g kim loại R (hoá trị II) trong dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lit H2 (đktc). Xác định kim loại R.
nH2 = 0,45 mol
Kim loại R có hoá trị II ⇒ Muối kim loại R là RCl2
PTHH: R + 2HCl → RCl2 + H2
0,45 0,45 mol
MR = m/n = 25,2/0,45 = 56
Vậy kim loại R là Fe
Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)
Tại catot: Cu2+: a mol; Na+: b mol;
Cu2+ (a) + 2e (2a) → Cu
Hết Cu2+: 2H2O + 2e → 2OH- + H2
Tại anot: Cl-: b mol; SO2−4: a mol; H2O
2Cl- (b) → Cl2 + 2e (b)
Hết Cl-: 2H2O − 4e → 4H+ + O2
Vì dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng chứng tỏ ở catot Cu2+ hết trước Cl- ở anot, còn ở anot Cl- vẫn điện phân ⇒ 2a < b
Đốt 6,7 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu và Ag trong không khí. Sau phản ứng thu được 8,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HCl dư thấy còn lại 2,7 gam một chất rắn.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để hoà tan Y.
a) Phương trình hoá học của phản ứng :
Ag không tác dụng với oxi, không tác dụng với dung dịch HCl nên 2,7 garn chất rắn không tan là Ag.
Hỗn hợp kim loại với oxi.
4Al + 3O2 → 2Al2O3
3Fe + 2O2 → Fe3O4
2Cu + O2 → 2CuO
Hỗn hợp chất rắn Y với dung dịch HCl
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H20
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H20
CuO + 2HCl → CuCl2 + H20
So sánh các phản ứng của hỗn hợp X với oxi và hỗn hợp Y với dung dịch HCl, ta thấy :
nHCl = 2ntrong oxit ; mO2 = 8,7 - 6,7 = 2g
nO(trong oxit) = 0,125 mol; nHCl = 0,25 mol
VHCl = 0,25/2 = 0,125l
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB