Hoà tan 46 gam một hỗn hợp Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước thu được dung dịch C và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết Ba. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. A và B là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 46 gam một hỗn hợp Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước thu được dung dịch C và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết Ba. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. A và B là kim loại nào?


Đáp án:

Gọi nguyên tử khối trung bình của hai kim loại là X, tổng số mol là a.

Số mol của Ba là b

Ta có : Xa + 137b = 46

Khi tác dụng với nước thu được khí: 0,5a + b = 0,5

Vì 0,18 < b < 0,21

Vậy : 0,58 < a < 0,64 và 17,23 < Xa < 21,34

Suy ra 26,92 < X < 36,79

Vậy hai kim loại là Na và K

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?


Đáp án:

 Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ.

H2 + CuO (đen) --t0-->  Cu (đỏ) + H2O

Xem đáp án và giải thích
Điều chế tơ nilon-6,6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ ?

Đáp án:
  • Câu A. Caprolaptam.

  • Câu B. Axit terephtalic và etylen glicol.

  • Câu C. Axit ađipic và hexametylen điamin.

  • Câu D. Vinyl xianua.

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc: a) 0,05 mol phân tử O2; 0,15 mol phân tử H2; 14 mol phân tử CO2. b) Hỗn hợp khí gồm có: 0,75 mol CO2; 0,25 mol N2; và 0,5 mol O2. c) 0,02 mol của mỗi chất khí sau: CO, CO2, H2, O2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc:

a) 0,05 mol phân tử O2; 0,15 mol phân tử H2; 14 mol phân tử CO2.

b) Hỗn hợp khí gồm có: 0,75 mol CO2; 0,25 mol N2; và 0,5 mol O2.

c) 0,02 mol của mỗi chất khí sau: CO, CO2, H2, O2.


Đáp án:

a) VO2 = nO2.22,4 = 0,05.22,4= 1,12(l)

 VH2 = nH2.22,4= 0,15.22,4= 3,36(l)

   VCO2 = nCO2.22,4=14.22,4 = 313,6(l)

   b) Vhh = 22,4(nO2+ nH2 + nO2) = 22,4(0,75 + 0,25 + 0,5) = 33,6(l)

   c) Ở điều kiện tiêu chuẩn 0,02 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:

   VCO = VCO2 = VH2=VO2 = 0,02 . 22,4 = 0,448(l)

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.


Đáp án:

- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhât: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Cho các cấu hình elctron sau đây: a) 1s22s22p63s23p63d104s24p2 b) 1s22s22p63s23p63d104s14p3 c) 1s22s22p63s23p3 d) 1s22s22p3 Hãy cho biết: - Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? cấu hình electron nào ở trạng thái kích hoạt? - Cấu hình ở trạng thái cơ bản cho ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các cấu hình elctron sau đây:

a) 1s22s22p63s23p63d104s24p2

b) 1s22s22p63s23p63d104s14p3

c) 1s22s22p63s23p3

d) 1s22s22p3

Hãy cho biết:

- Cấu hình electron nào ở trạng thái cơ bản? cấu hình electron nào ở trạng thái kích hoạt?

- Cấu hình ở trạng thái cơ bản cho ở trên là của nguyên tử nguyên tố nào?


Đáp án:

Cấu hình e ở trạng thái cơ bản là:

a: Cấu hình đó là của nguyên tố Ge.

c: Cấu hình đó là của nguyên tố P.

d: Cấu hình đó là của nguyên tố N.

Cấu hình e ở trạng thái kích thước b

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…