Xác định cộng hóa trị của nguyên tử những nguyên tô trong những hợp chât cộng hóa trị sau: NH3, HBr, AlBr3, PH3, CO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định cộng hóa trị của nguyên tử những nguyên tô trong những hợp chât cộng hóa trị sau: NH3, HBr, AlBr3, PH3, CO2


Đáp án:

Cộng hóa trị của các nguyên tố là:

NH3: N có cộng hóa trị là 3 và H có cộng hóa trị là 1

HBr: H có cộng hóa trị là 1 và Br có cộng hóa trị là 1

AlBr3: Al có cộng hóa trị là 3 và Br có cộng hóa trị là 1

PH3: P có cộng hóa trị là 3 và H có cộng hóa trị là 1

CO2: C có cộng hóa trị là 4 và O có cộng hóa trị là 2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Polime thiên nhiên
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

Đáp án:
  • Câu A. tinh bột.

  • Câu B. xenlulozơ.

  • Câu C. saccarozơ.

  • Câu D. glicogen.

Xem đáp án và giải thích
Cho 20 g hỗn hợp gồm ba amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 g hỗn hợp muối. Nếu amin trên được trộn theo tỉ lệ số mol 1: 10: 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của ba amin là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20 g hỗn hợp gồm ba amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 g hỗn hợp muối. Nếu amin trên được trộn theo tỉ lệ số mol 1: 10: 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của ba amin là



Đáp án:

số mol của amin = (31,68-20)/36,5 =0,32 (mol);

Mamin = 20/0,32 = 62,5

=> C2H7N, C3H9N, C4H11N

Xem đáp án và giải thích
Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng như sau: mFe : mO = 7 : 2. Xác định công thức hóa học của oxit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Công thức hóa học của một loại sắt oxit có tỉ lệ khối lượng như sau:

mFe : mO = 7 : 2. Xác định công thức hóa học của oxit?


Đáp án:

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là Fe2On

Giả sử có 1 mol Fe2On

=> Khối lượng của Fe trong hợp chất là: 56.2 = 112 gam

Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.n gam.

Ta có: mFe : mO = 7 : 2 hay 112/16N = 7/2 

=> n= 2

=> công thức chưa tối giản là: Fe2O2 => công thức oxit cần tìm là FeO.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4 a) Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron. b) Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau:

SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

a) Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.

b) Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên.


Đáp án:

a) Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử:

b) SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích
Sắt có những tính chất hóa học nào ? Viết các phương trình hóa học minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sắt có những tính chất hóa học nào ? Viết các phương trình hóa học minh họa.


Đáp án:

a) Tác dụng với phi kim :

Tác dụng với oxi : 3Fe + 2O2 → Fe3O4(to)

Tác dụng với clo : 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(to)

Lưu ý: Fe tác dụng với clo chỉ cho Fe (III) clorua (không cho Fe(II) clorua).

b) Tác dụng với dung dịch axit: Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng cho muối sắt (II) và giải phóng H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Lưu ý: Fe tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho Fe (II) clorua (không cho Fe(III) clorua).

Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

c) Tác dụng với dung dịch muối:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Sắt tác dụng với dung dịch muối sắt (II) và giải phóng kim loại mới.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…