Một học sinh lấy 100 ml benzene (D=0,879g|ml,20oC), brom lỏng (D=3,1 g|ml,ở 20oC) và bột sắt để điều chế brombenzen. a) Hãy vẽ dụng cụ đề thực hiện thí nghiệm đó (xem hình 7.3 và hình 8.1) b) Tính thể tích brom cần dùng c) Để hấp thụ khí sinh ra cần dùng dung dịch chứa tối thiểu bao nhiêu gam NaOH d) Hãy đề nghị phương pháp tách lấy brombenzen từ hỗn hợp sau phản ứng, biết rằng nó là chất lỏng, sôi ở 156oC, D= 1,495 g/ml ở 20oC, tan trong benzene, không tan trong nước, không phản ứng với dung dịch kiềm. e) Sau khi tinh chế, thu được 80 ml brombenzen (ở 20oC). Hãy tính hiệu suất phản ứng brom hóa benzene.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một học sinh lấy 100 ml benzene (D=0,879g|ml,20oC), brom lỏng (D=3,1 g|ml,ở 20oC) và bột sắt để điều chế brombenzen.

a) Hãy vẽ dụng cụ đề thực hiện thí nghiệm đó (xem hình 7.3 và hình 8.1)

b) Tính thể tích brom cần dùng

c) Để hấp thụ khí sinh ra cần dùng dung dịch chứa tối thiểu bao nhiêu gam NaOH

d) Hãy đề nghị phương pháp tách lấy brombenzen từ hỗn hợp sau phản ứng, biết rằng nó là chất lỏng, sôi ở 156oC, D= 1,495 g/ml ở 20oC, tan trong benzene, không tan trong nước, không phản ứng với dung dịch kiềm.

e) Sau khi tinh chế, thu được 80 ml brombenzen (ở 20oC). Hãy tính hiệu suất phản ứng brom hóa benzene.


Đáp án:

a) Hình vẽ

b) mC6H6 = 0,879 . 1000 = 87,9 g ⇒ nC6H6 = 1,13 mol

C6H6     + Br2       ---bột Fe, t0--> C6H5Br     +  HBr (1)

1,13           1,13

Từ (1) ⇒ nBr2 = 1,13 mol

⇒ VBr2 = 1,13.160/3,1 = 58,32(ml)

c) Từ (1) ⇒ nHBr = nC6H6 = 1,13 mol

HBr + NaOH → NaBr + H2O (2)

1,13 mol

Từ (2) ⇒ nNaOH = 1,13 mol ⇒ mNaOH = 1,13 . 40 = 45,2 g

d) Cho hỗn hợp sau phản ứng gồm C6H5Br, HBr, C6H6 dư và Br2 dư tác dụng với dung dịch NaOH loãng. HBr và Br2 tác dụng với NaOH, chiết thu được hỗn hợp gồm C6H5Br và C6H6 dư.

Chưng cất khoảng 80oC, C6H6 bay hơi thu được C6H5Br (C6H5Br có nhiệt độ sôi 156oC).

e) Số mol C6H6 ban đầu là 1,13 mol

Khối lượng C6H5Br thực tế thu được.

mC6H5Br = V. D = 80 . 1,495 = 119,6 g ⇒ nC6H5Br = 0,76 mol

Từ (1) ⇒ Số mol C6H6 đã phản ứng là 0,76 mol

Hiệu suất phản ứng brom hóa benzene:

%H = npu/nban đầu .100% = (0,76 : 1,13).100% = 67,3%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỷ lệ mol 1 : 1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223 %. Công thức phân tử của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỷ lệ mol 1 : 1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223 %. Công thức phân tử của X là gì?


Đáp án:

X + HCl → Y (CxHyCl)

35,5/MY. 100% = 45,223% → MY = 78,5 → MX = 78,5 – 36,5 = 42 (C3H6)

Xem đáp án và giải thích
Biểu thức liên hệ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chia m gam Al thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2 - Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là:

Đáp án:
  • Câu A. x = 2y

  • Câu B. y = 2x

  • Câu C. x = 4y

  • Câu D. x = y

Xem đáp án và giải thích
Khi lên men dung dịch loãng của rượu etylic, người ta được giấm ăn. a) Từ 10 lít rượu 8o có thể điều chế được bao nhiêu gam axit axetic? Biết hiệu xuất quá trình lên men là 92% và rượu etylic có D = 0,8 g/cm3. b) Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng dung dịch giấm thu được là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lên men dung dịch loãng của rượu etylic, người ta được giấm ăn.

a) Từ 10 lít rượu 8o có thể điều chế được bao nhiêu gam axit axetic? Biết hiệu xuất quá trình lên men là 92% và rượu etylic có D = 0,8 g/cm3.

b) Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 4% thì khối lượng dung dịch giấm thu được là bao nhiêu?


Đáp án:

a) Trong 10 lít rượu 80 thì có (10.8)/100 = 0,8 lít 

rượu etylic

⇒ m rượu = V.D = 0,8.0,8.1000 = 640 (g)

Phương trình phản ứng lên men rượu:

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

nC2H5OH =640/46 mol

Theo pt: nCH3COOH = nC2H5OH = 640/46 mol

Khối lượng của axit: (640.60)/46 = 834,8 (g)

Vì hiệu suất quá trình lên men là 92% nên lượng axit có trong thực tế thu được:

maxit = 834,8. 92% = 768g

b) Khối lượng giấm thu được:  (768/4).100% = 19200g

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm m
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7: 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Tìm m


Đáp án:

Giả sử: mCu = 0,7m ; mFe = 0,3m

m kim loại dư = 0,75m → Bao gồm 0,7m gam Cu và 0,05m gam Fe

→ mFe pư = 0,25m

nNO + nNO2 = 0,25 mol

Bảo toàn N: nHNO3 = 4nNO + 2nNO2 = 0,7 mol

→ nNO = 0,1 mol và nNO2 = 0,15 mol

Bảo toàn electron: 2nFe = 3nNO + nNO2

2. (0,25m/56) = 0,1.3 + 0,15.1

→ m = 50,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.  Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.  Tìm m?


Đáp án:

Axit glutamic có dạng: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH

⇒ naxit glutamic = 0,09 mol

Có nHCl = 0,2 mol; nNaOH = 0,4 mol

⇒ nNaOH dư = nNaOH ban đầu – (2nGlutamic + nHCl) = 0,02 mol

⇒ Chất rắn khan gồm:

0,02 mol NaOH;

0,09 mol NaOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COONa;

0,2 mol NaCl.

⇒ m = 29,69 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…