Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là:
Câu A. 22,6
Câu B. 18,6
Câu C. 20,8 Đáp án đúng
Câu D. 16,8
- Ta có: nGlyNa = nAlaNa = nGly-Ala = 14,6/146 = 0,1 mol; Þ mmuối = 97nGlyNa + 111nAlaNa = 20,8 g.
Trong các lễ hội, en thường thấy các trường thả bóng. Những quả bóng đó có thể bơm bằng khí gì? Em hãy giải thích vì sao sau khi bơm các khí đó thì quả bóng bay lên được, còn bơm không khí thì bóng không bay được?
Những quả bóng có thể được bơm bằng khí hidro. Vì: dH2/kk = 2/29 = 1/15
Nên khí hidro nhẹ hơn xấp xỉ bằng 1/15 không khí nên bóng bay được.
Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Giá trị của m là
mdd giảm = m↓ - mCO2 ⇒ mCO2 = 10 - 3,4 = 6,6
Glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2
nGlu = 1/2. nCO2 = 1/2. 6,6/44 = 0,075 mol
⇒ mGlu = 0,075 x 180 : 90% = 15 gam
Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Dùng kim loại bari để phân biệt các dung dịch muối : NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4.
Lấy mỗi dung dịch một ít (khoảng 2-3 ml) vào từng ống nghiệm riêng. Thêm vào mỗi ống một mẩu nhỏ kim loại. Đầu tiên kim loại bari phản ứng với nước tạo thành Ba(OH)2, rồi Ba(OH)2 phản ứng với dung dịch muối.
- Ở ống nghiệm nào có khí mùi khai (NH3) thoát ra, ống nghiệm đó đựng dung dịch NH4NO3 :
- Ở ống nghiệm nào có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch K2SO4 :
- Ở ống nghiệm nào vừa có khí mùi khai (NH3) thoát ra, vừa có kết tủa trắng (BaS04) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch (NH4)2S04 :
Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi? (Xem lại bài tập 12.3 về đá vôi trong lò nung vôi), vì sao?
Khi nung đá vôi thì có khí cacbon đioxit thoát ra nên khối lượng giảm đi.
Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ?
Gốc axit của axit HNO3 là nhóm (NO3) có hóa trị I