Ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?


Đáp án:
  • Câu A.

    Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

    Đáp án đúng

  • Câu B.

    Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

  • Câu C.

    Đốt lá sắt trong khí Cl2.

  • Câu D.

    Sợi bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

Giải thích:

◊ A đúng vì hình thành điện cực Zn và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện ly là muối Zn2+ và Cu2+.

Zn + Cu2+  --> Zn2+ + Cu↓

◊ B sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực mới

2Al + 3H2SO4  --> Al2(SO4)3 + 3H2↑

◊ C sai vì ăn mòn hóa học

2Fe + 3Cl2  --> 2FeCl3

◊ D sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực mới

3Ag + 4HNO3--> 3AgNO3 + NO↑ + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Axit fomic tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo ra kết tủa bạc kim loại. Dựa vào cấu tạo phân tử của axit fomic để giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Axit fomic tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo ra kết tủa bạc kim loại. Dựa vào cấu tạo phân tử của axit fomic để giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

Do trong phân tử HCOOH có nhóm –CHO nên HCOOH phản ứng với AgNO3/NH3 như là một anđehit.

HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3

 

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và nhưng hợp chất của sắt, crom


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2.

- Tiến hành TN:

   + Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm

   + Rót vào đó 3-4ml dd HCl

   + Đun nóng nhẹ, quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Phản ứng xảy ra, bọt khí ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

Khi kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng

- Giải thích:

   + Fe phản ứng với HCl và phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. 1 thời gian sau một phần Fe2+ bị oxi hóa trong không khí → Fe3+ nên dung dịch chuyển từ màu xanh màu vàng

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2FeCl2 + O2 + 2HCl → 2FeCl3 + H2O

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2.

- Tiến hành TN:

   + Lấy dd FeCl2 điều chế ở TN1 cho tác dung với dd NaOH theo trình tự sau:

Đun sôi 4-5ml dd NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dd.

Rót nhanh 2ml dd FeCl2 và dd NaOH

- Hiện tượng:

Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng xanh. Để lâu thấy xuất hiện kết tủa màu vàng rồi sau đó đến cuối buổi chuyển sang màu nâu Fe(OH)3.

- Giải thích:

Muối sắt(II) phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2. Sau 1 thời gian Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp Fe(OH)2 và Fe(OH)3 rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là Fe(OH)3 khi đã oxi hóa hết Fe(OH)2.

PTHH:

FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh + NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)2↓ đỏ nâu

Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7.

- Tiến hành TN:

   + Cho 1 đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dd H2SO4 ⇒ dd FeSO4

   + Nhỏ từ từ dd K2Cr2O7 vào dd FeSO4 vừa điều chế được.

   + Lắc ống nghiệm, quan sát.

- Hiện tượng: Màu da cam của dd K2Cr2O7 bị biến mất khi lắc ống nghiệm đồng thời dd trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng (Fe2+ → Fe3+)

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 7H2O

Thí nghiêm 4: Phản ứng Cu với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

- Tiến hành TN

   + Cho 1-2 mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dd H2SO4 đặc, đun nóng

   + Nhỏ vài giọt dd NaOH vào dd vừa thu được, quan sát.

- Hiện tượng

   + Có bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.

   + Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh.

   + Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh và phản ứng chậm lại

- Giải thích

Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2 (mùi hắc) và dd Cu2+ màu xanh.

Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh là Cu(OH)2 và phản ứng chậm lại do nồng độ H2SO4 giảm

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ (mùi hắc) + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (phản ứng làm giảm nồng độ axit ⇒ làm phản ứng xảy ra chậm)

Xem đáp án và giải thích
Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (aminopectin), ppli(vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tửu polime đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các phân tử polime sau: polietilen, xenlulozơ, tinh bột (aminopectin), ppli(vinyl clorua), những phân tử polime nào có cấu tạo mạch giống nhau? Hãy chỉ rõ loại mạch của các phân tửu polime đó.


Đáp án:

Phân tử polime có cấu tạo mạch thằng: polietilen, poli(vinyl clorua), xenlulozơ, phân tử polime có cấu tạo mạch nhánh: tinh bột (aminopectin).

Xem đáp án và giải thích
Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.


Đáp án:

Cho hai khí vào hai bình có cùng thể tích, sau đó cho cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ vào hai bình và lắc đều. Bình không làm thay đổi màu dung dịch brom là CH4, bình làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.

PTHH: C2H4 + Br2 → C2H4Br2.

Xem đáp án và giải thích
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?


Đáp án:

Những tính chất chung: Đều có tính axit

   + Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

   + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

   3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   + Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2

 

Những tính chất khác nhau:

HNO3 H3PO4

- Axit HNO3 là axit mạnh

HNO3 → H+ + NO3-

- Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Axit H3PO4 là một triaxit trung bình

H3PO4 ⇆ H+ + H2PO4-

H2PO4- ⇆ H+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

- Axit H3PO4 không có tính oxi hoá.

3Fe + 2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2

S + H3PO4 → không phản ứng

3FeO +2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…