Chất X chứa (C,H,N). Biết % khối lượng N trong X là 45,16%. Khi đem X tác dụng với HCl chỉ tạo muối có dạng RNH3Cl. X là:
Câu A. C3H9N
Câu B. C2H7N
Câu C. CH5N Đáp án đúng
Câu D. C3H7N
X + HCl → RNH3Cl → X là amin đơn chức bậc 1; %mN(X) = 45,16% → mX = 31g → CH3NH2 hay (CH5N); Þ C
Câu A. 2 : 3.
Câu B. 8 : 3.
Câu C. 49 : 33.
Câu D. 4 : 1.
a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
a) Cấu tạo của phân tử xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gồm hai phần : một đầu phân cực ( ưa nước), tan tốt trong nước và một đuôi dài không phân cực ( kị nước, ưa dầu mỡ), tan tốt trong dầu mỡ là nhóm : CxHy (thường x > 15).
Sự khác nhau là ở đầu phân cực :
+ Ở phân tử xà phòng là nhóm COO-Na+
+ Ở phân tử chất giặt rửa là nhóm OSO3-Na+.
b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
Đuôi ưa dầu mỡ của xà phòng thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm COO-Na+ ưa nước lại có xu hướng kéo các vết bẩn ra phía các phân tử nước. Kết quả là các vết bẩn được chia rất nhỏ, bị giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.
Có 3 bình, mỗi bình đựng một chất khí là H2S, SO2, O2. Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết chất khí đựng trong mỗi bình với điều kiện không dùng thêm thuốc thử.
Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết O2. Còn lại hai bình là H2S và SO2 mang đốt, khí nào cháy được là H2S khí không cháy là SO2
2H2S + 3O2 → 3H2O + 2SO2
Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của nhóm cacbonyl, và nhận xét sự khác nhau giữa nhóm chức anđehit và nhóm xeton.
Đặc điểm và cấu trúc anđehit và xeton
- Nguyên tử C mang liên kết đôi có trạng thái lai hóa sp2.
- Liên kết đôi C=O gồm 1 liên kết σ bền và 1 liên kết π không bền.
- Liên kết C=O bị phân cực.
Trong cacbonyl trong phân tử xeton có cấu trúc tương tự nhóm cacbonyl trong phân tử anđehit. Tuy nhiên, nguyên tử cacbon trong phân tử xeton bị chướng ngại lập thể, liên kết C=O trong phân tử xeton ít phân cực hơn so với anđehit.
Khi cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm, phải dùng 10,8 gam Al. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X
Gọi nFe2O3 = x mol; nCr2O3 = x mol; nAl2O3 = x mol
=> 160x + 152y + 102z = 41,4 (1)
PTHH: Cr2O3 + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Fe2O3 không tan trong NaOH → 16 (g) chất rắn là khối lượng cảu Fe2O3
→ x = 0,1 mol (2)
Mặt khác ta có: nAl = 0,4 mol
Fe2O3 + 2Al →t o 2Fe + Al2O3
x 2x
Cr2O3 + 2Al →t o 2Cr + Al2O3
y 2y
=> 2x + 2y = 0,4 (3)
Từ (1), (2), (3) → x = 0,1; y = 0,1; z = 0,1 mol
⇒ %Cr2O3 = (0,1. 152/41,4). 100% = 36,71%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB