Sử đụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sử đụng mô hình xen phủ các obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các phân tử: I2, HBr.


Đáp án:

- Liên kết hóa học trong I2 được hình thành nhờ sự xen phủ giữa obitan p chứa electron độc thân của mỗi nguyên tử iot.

- Liên kết hóa học trong phân tử HBr được hình thành nhờ sự xen obitan ls của nguyên tử hiđro và obitan 4p có 1 electron độc nguyên tử brom.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.


Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

a) Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

b) Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.

d) Ánh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên b) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên. c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm câu b) rồi đun nhẹ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên

b) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên.

c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm câu b) rồi đun nhẹ.


Đáp án:

a) Benzene không tác dụng với nước brom. Vì vậy khi cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên. Chất lỏng trong ống nghiệm sẽ tách thành hai lớp: Lớp chất lỏng trên là dung dịch brom trong benzene có màu vàng (phần này do enzen tan trong brom tạo nên), lớp dưới là nước trong suốt.

b) Khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên thì tạo thành dung dịch, màu brom sẽ nhạt đi do benzene tan trong brom lỏng.

Lưu ý: brom lỏng là brom nguyên chất là dung môi không phân cực tan tốt trong benzen nên tạo dung dịch đồng nhất.

c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm b) rồi đun nhẹ thì hiện tượng quan sát được là: có khí thoát ra, màu brom nhạt dần. Do cấu tạo đặc biệt của benzen nên benzen chỉ tác dụng Br2 khan khi có xúc tác bột sắt. Khí thoát ra là HBr.

Xem đáp án và giải thích
Xác định kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. Al và AgCl

  • Câu B. Fe và AgCl

  • Câu C. Cu và AgBr

  • Câu D. Fe và AgF

Xem đáp án và giải thích
Lấy 124 gam P đem điều chế H3PO4với hiệu suất phản ứng đạt 100%. Thể tích dung dịch H3PO4 35% (D = 1,25 gam/ml) có thể thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 124 gam P đem điều chế H3PO4với hiệu suất phản ứng đạt 100%. Thể tích dung dịch H3PO4 35% (D = 1,25 gam/ml) có thể thu được là bao nhiêu ml?


Đáp án:

Bảo toàn P: nH3PO4 = nP = 4 mol;

Vdd = [4.98 : 35%]/1,25 . [4.98 : 35%]/1,25 = 896 ml

Xem đáp án và giải thích
Số thí nghiện tạo thành kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2 (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Nhiệt phân AgNO3 (f) Điện phân nóng chảy Al2O3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…