Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung dịch là 0,5 lit. Sau đó, người ta dùng khí cacbonic CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở nên thăng bằng? Biết rằng CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích khí CO2 tính ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trên đĩa cân, ở vị trí cân bằng, có đặt một cốc có dung dịch là 0,5 lit. Sau đó, người ta dùng khí cacbonic CO2 để đẩy không khí khỏi cốc đó. Hỏi phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân bao nhiêu để cân trở nên thăng bằng? Biết rằng CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí, thể tích khí CO2 tính ở đktc.


Đáp án:

nCO2 = 0,022 mol

mCO2 = n.M = 0,968 g

Mà CO2 nặng gấp 1,5 lần không khí nên khối lượng không khí có trong cốc 0,5 lít ban đầu là:

mkk = mCO2/1,5 = 0,645g

Vậy khi thay không khí bằng CO2 thì khối lượng khí trong cốc tăng lên:

0,968 - 0,645 = 0,323(g)

Phải đặt thêm vào đĩa cân bên kia quả cân có khối lượng 0,323g để cân trở lại thăng bằng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về phân tử khối của isoamyl axetat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín có khối lượng phân tử là


Đáp án:
  • Câu A. 116

  • Câu B. 144

  • Câu C. 102

  • Câu D. 130

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:

Số mol H2 là nH2 = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol) → mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là : 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu- mFe = 0,05 x 64 – 0,05 x 56 = 0,4(g)

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành thí nghiệm sau: a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1 c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1 d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư e) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2 g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí) Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm sau:

  1. a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3
  2. b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1
  3. c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1
  4. d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư
  5. e) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2
  6. g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí)

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là


Đáp án:

  1. a) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 => CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3
  2. b) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O +2CO2 => K2SO4, Na2SO4
  3. c) Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + NaHCO3 + H2O => NaHCO3
  4. d) AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O => NaAlO2, NaCl
  5. e) CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 => Ba(HCO3)2
  6. g) 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O => Al(NO3)3, NH4NO3

=> Đáp án là 3

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO(k) + H2O(k)←→CO2 (k)+ H2 (k) ΔH < 0. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:

Đáp án:
  • Câu A. (1), (4), (5)

  • Câu B. (1), (2), (4)

  • Câu C. (1), (2), (3)

  • Câu D. (2), (3), (4)

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH?


Đáp án:

- Môi trường axit là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7 M hoặc pH < 7.

- Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] = 10-7 M hoặc pH = 7.

- Môi trường kiềm là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7 MM hoặc pH > 7.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…