Bài tập Sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Gía trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 5,04 g

  • Câu B. 4,32 g

  • Câu C. 2,88 g Đáp án đúng

  • Câu D. 2,16 g

Giải thích:

n{Fe}=3,36/56=0,06 mol Mg + FeCl3 -->MgCl2 + FeCl2 0,06<--0,12 Mg + FeCl2--> Fe + MgCl2 0,06<-------------0.06 Từ đó suy ra n{Mg}=0,12 mol--->m=2,88 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3


Đáp án:

1) 4Na + O2  --t0-->  2Na2O

2) Na2O + H2O → 2NaOH

3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

4) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

5) 2NaCl + H2O --đpdd--> 2NaOH + H2 + Cl2

6) NaOH + CO2 → NaHCO3

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 0,04 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 0,04 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Tìm m?


Đáp án:

2HNO3 + 1e → NO2 + NO3- + H2O

mmuối = mKL + 62 = 2,8 + 62.0,04 = 5,28 gam

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?


Đáp án:

Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khí nhiệt độ vượt quá 1.000o C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 1.0000 C có màu đỏ.

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol sắt tác dụng với 1,25a mol khí clo, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm các chất trong dd Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol sắt tác dụng với 1,25a mol khí clo, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm các chất trong dd Y?


Đáp án:

 2Fe  +     3Cl2 → 2FeCl3

 a mol    1,25a mol

Ta có: a/2 > (1,25a)/3 => Fe dư

Chất rắn X chứa:

nFeCl3 = 2. (1,25a/3) = 5a/6 mol; nFe dư = a - (5a/6) = a/6 mol

Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

a/6      5a/6 mol

=> Sau phản ứng dung dịch Y có FeCl2 và FeCl3 dư.

Xem đáp án và giải thích
Bảng tuần hoàn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. (2). Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. (3). Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. (4). Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. (5).Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Men ‒ đê ‒ lê ‒ ép công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử. (6). Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp e bằng nhau. (7). Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau. (8). Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm có số e lớp ngoài cùng bằng nhau. (9). Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau. Số phát biểu không đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…