Để sản xuất 1 tấn thuốc nổ proxilin (xem như là trinitrat xenlulozơ nguyên chất) thì cần dùng bao nhiêu kg xenlulozơ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để sản xuất 1 tấn thuốc nổ proxilin (xem như là trinitrat xenlulozơ nguyên chất) thì cần dùng bao nhiêu kg xenlulozơ?


Đáp án:

C6H7O2(OH)3]n → [C6H7O2(ONO2)3]n

162n        →        297n (tấn)

mxenlulozo = 1. 162n/297n = 0,5454 tấn = 545,4 kg

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Những dụng cụ bằng bạc hoặc đồng sẽ chuyển thành màu đen trong không khí hay trong nước có chứa hiđro sunfua, là do chúng bị phủ bằng một lớp muối sunfua kim loại có màu đen theo các phản ứng sau: Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O Cu + H2S + O2 → CuS + H2O a) Hãy xác định số oxi hóa của những nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa-khử. b) Lập phương trình hóa học của những phản ứng trên. c) Cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hóa - khử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những dụng cụ bằng bạc hoặc đồng sẽ chuyển thành màu đen trong không khí hay trong nước có chứa hiđro sunfua, là do chúng bị phủ bằng một lớp muối sunfua kim loại có màu đen theo các phản ứng sau:

Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O

Cu + H2S + O2 → CuS + H2O

a) Hãy xác định số oxi hóa của những nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa-khử.

b) Lập phương trình hóa học của những phản ứng trên.

c) Cho biết vai trò của những chất tham gia phản ứng oxi hóa - khử.


Đáp án:

a) Số oxi hóa của nguyên tố tham gia phản ứng oxi hóa – khử:

Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O

Số oxi hóa của Ag tăng từ 0 đến +1

Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.

Cu + H2S + O2 → CuS + H2O

Số oxi hóa của Cu tăng từ 0 đến +2.

Số oxi hóa của oxi giảm từ 0 xuống -2.

b) Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

2Cu + 2H2S + O2 → 2CuS + 2H2O

c) Trong các phản ứng trên: chất khử là Ag, Cu còn chất oxi hóa là oxi.

Xem đáp án và giải thích
Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại Pb thành kim loại Au. Để chứng minh cho ý tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu đã biến đổi thành kim loại có màu vàng. a) Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao? b) Dung dịch trong suốt mà bạn em đã từng dùng là dung dịch gì? c) Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại Pb thành kim loại Au. Để chứng minh cho ý tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu đã biến đổi thành kim loại có màu vàng.

a) Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao?

b) Dung dịch trong suốt mà bạn em đã từng dùng là dung dịch gì?

c) Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.





Đáp án:

a) Ý tưởng của bạn em không đúng. Vì các phản ứng hoá học chỉ làm thay đổi cấu trúc lớp electron bên ngoài của nguyên tử. Chúng ta đã biết nguyên tử của nguyên tố hoá học được đặc trưng bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử. Phản ứng hoá học không thể làm thay đổi các thành phần trong hạt nhân. Do đó không thể biến đổi Pb thành Au bằng phản ứng hoá học được.

b) Dung dịch đã dùng có chứa ion Au3+, thí dụ dung dịch AuCl3.

c) Pb đã khử ion Au3+ thành Au và phủ một lớp bên ngoài kim loại Pb:




Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A. b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val

a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.

b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.


Đáp án:

a. Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A

- Pentapeptit A gồm Gly, Ala, Val

- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val

Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối: Gly-Ala-Gly-Gly-Val

b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val

Xem đáp án và giải thích
Có 5 dung dịch riêng rẽ. Mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, nồng độ khoảng 0,1 M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 5 dung dịch riêng rẽ. Mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, nồng độ khoảng 0,1 M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử : Ag+/Ag; Al3+/Al và 2H+/H2. Giải thích và viết phương trình hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử : Ag+/Ag; Al3+/Al và 2H+/H2. Giải thích và viết phương trình hóa học


Đáp án:

Cặp Ag+/Ag và Al3+/Al

EoAl3+/Al = -1,66 (V)

EoAg+/Ag = 0,8 (V)

Chiều của phản ứng :

Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag

Cặp Ag+/Ag và 2H+/H2

EoAg+/Ag = 0,8 (V); Eo2H+/H2 = 0

⇒ Chiều của phản ứng : H2 + 2Ag+ → 2H+ + 2Ag

Cặp Al3+/Al và 2H+/H2 EoAl3+/Al = -1,66 (V); Eo2H+/H2 = 0

⇒ Chiều của phản ứng : 2Al + 6H+ → 2Al 3+ + 3H2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…