Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3,t°), thu được dung dịch Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là gì?
CnH2n-2 + H2 → CnH2n
Y có hai hidrocacbon ⇒ ankin dư ⇒ 0,1.MX < 3,12 ⇒ MX < 31,2 (C2H2)
Cho một oxit biết oxit đó chứa 20% oxi về khối lượng và nguyên tố chưa biết trong oxit có hoá trị II. Tìm oxit đó.
Gọi công thức của oxit là RO (vì theo bài ra nguyên tố R có hóa trị II)
%mO = (mO .100%)/MRO = (16.100%)/(16 + MR) = 20%
=> 20.(16+MR) = 16.100
=> MR = 64 g/mol; R là Cu.
Một loại polime để chế tạo "kính khó vỡ" dùng cho máy bay, ôtô, thấy kính dưới đây là một số mắt xích của phân tử :
Hãy viết công thức của mỗi mắt xích và công thức tổng quát của hai loại polime này.
Công thức của mỗi mắt xích và công thức tổng quát của loại polime này
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là:
Câu A. 38,76%.
Câu B. 40,82%
Câu C. 34,01%.
Câu D. 29,25%.
A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a gam kết tủa. Tìm a?
Theo bài ra, ta có M(A) = 14/0,15054 = 93
⇒ A là C6H5NH2
0,1 mol C6H5NH2 → 0,1 mol C6H2Br3NH2
a = 33 gam
Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm
- Cấu hình electron: Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp e ngoài cùng của nguyên tử chỉ có 1e, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử. Các cation M+ của kim loại kiềm có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng trước.
- Năng lượng ion hóa: Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác cùng chu kì. Do vậy các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh:
M → M+ + e
- Năng lượng ion hóa I2 của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn năng lượng ion hóa I1 nhiều lần (từ 6 đến 14 lần). Vì vậy, trong các phản ứng hóa học nguyến tử kim loại kiềm chỉ nhường 1 electron.
- Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hóa I1 giảm dần từ Li đến Cs.
- Số oxi hóa: Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1.
- Thế điện cực chuẩn: Thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm rất âm.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet