Tìm công thức phân tử
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm CTPT của X

Đáp án:
  • Câu A. C3H9N Đáp án đúng

  • Câu B. C2H7N

  • Câu C. C3H7N

  • Câu D. CH5N

Giải thích:

Gọi CTPT của amin là CxHyN mkết tủa = mCaCO3 = 6 g ⇒ nCO2 = 6/100 = 0,06 mol Khí còn lại là N2 ⇒ nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin) Đặt số mol amin là a ⇒ nN2 (amin) = a/2 mol ⇒ nN2 (không khí) = 0,43 – a/2 (mol) Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2 ⇒ nO2 phản ứng = 1/4. (0,43 – a/2) mol Bảo toàn Khối lượng ⇒ mH (amin) = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a ⇒ nH2O = (0,46 – 14a)/2 Ta có: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 ⇔ 2. 0,06 + (0,46 – 14a)/2 = 2. 1/4 (0,43 – a/2) ⇒ a = 0,02 mol ⇒ Mamin = 1,8/0,02 = 59 (C3H9N) → Đáp án A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4. (c) Cho hỗn hợp NaHSO4 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước. (d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm mà dung dịch thu được có hai muối là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam (giả sử toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam (giả sử toàn bộ lượng kim loại Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là


Đáp án:

Áp dụng: Tăng giảm khối lượng:

1 mol Fe phản ứng làm khối lượng kim loại tăng 8 gam

xmol------------------------------------------------1 gam

nFe = 1/8 mol => m Fe = 7 gam

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.


Đáp án:

- Cho quỳ tím lần lượt vào 4 mẫu thử:

    + Nhóm 1: 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là CH3 – CH2 – COOH và HCOOH

    + Nhóm 2: 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím là CH3CH2CH2OH và CH3CH2COOCH3

- Cho Na vào 2 mẫu ở nhóm 2

    + Mẫu có hiện tượng sủi bọt khí là CH3CH2CH2OH

    + Còn lại là CH3CH2COOCH3

CH3 – CH2 – CH2 – OH + Na → CH3 – CH2 – CH2 – ONa + 1/2 H2

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 mẫu nhóm 1:

    + Mẫu nào có hiện tượng bạc kết tủa là HCOOH

    + Còn lại là CH3 – CH2 – COOH

HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M


Đáp án:

Số mol chất tan là: nKCl = CM.V = 3. (200/1000) = 0,6 mol

Khối lượng chất tan là: mKCl = 74,5.0,6 = 44,7 gam

Pha chế: Cân lấy 44,7 gam KCl cho vào cốc thủy tinh có dung tích 500 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 200ml dung dịch thì thu được 200 ml dung dịch KCl 3M

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hãy chọn câu đúng trong các câu sau


Đáp án:
  • Câu A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không phản ứng cộng thêm hiđro.

  • Câu B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có công thức phân tử CnH2n+2

  • Câu C. Hiđrocacbon không no là hiđrocacbon có phản ứng cộng với hiđro.

  • Câu D. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…